Các hồ đang cạn nước gồm: Hồ Liệt Sơn (Quảng Nam) mực nước còn 13,45%; Hồ Núi Một, Hội Sơn (Bình Định) mực nước chỉ còn 15%; Hồ Sông Trâu, Sông Biêu, Lanh Ra (Ninh Thuận) chỉ còn 3%; Hồ Sông Móng (Bình Thuận) còn 10%; Hồ Đắk Uy (Kon Tum) 14%; Hồ Ia Ring (Gia Lai), 15%; Hồ Ea Soup thượng (Đắk Lắk) còn 16%.
Theo đó, Nghệ An là tỉnh có diện tích hạn hán, thiếu nước lớn nhất, tiếp đến là Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Các tỉnh Trung Bộ đã vào giai đoạn sản xuất vụ hè thu.
Hiện có trên 14.000 ha cây trồng bị thiếu nước. Khoảng 24.000 – gần 29.000 ha không đủ nguồn nước cần điều chỉnh giảm diện tích, giãn vụ, hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Trong đó, vùng Bắc Trung bộ có khoảng 14.279 ha bị hạn hán, thiếu nước. Ngoài ra có khoảng 2.300 ha ở Nghệ An phải điều chỉnh giãn vụ hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Có khoảng 8.800 hộ dân đang gặp khó khăn về nước sinh hoạt.
Cụ thể, tại Bắc Trung Bộ có 286 hồ cạn nước, Nam Trung Bộ có 165 hồ dung tích còn dưới 20% dung tích thiết kế, Tây Nguyên có 69 hồ có dung tích dưới 20% dung tích thiết kế.
Các tỉnh Trung Bộ đã vào giai đoạn sản xuất vụ hè thu – mùa. Hiện có trên 14.000ha cây trồng đang bị thiếu nước; khoảng 24.300 – 28.800ha không đủ nguồn nước bố trí sản xuất cần điều chỉnh giảm diện tích, giãn vụ hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Nghệ An là tỉnh có diện tích hạn hán, thiếu nước lớn nhất (6.800ha), tiếp đến là Thanh Hóa (5.200ha), Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.
Một số tỉnh khu vực Nam Trung Bộ khả năng có khoảng 22.000 đến 26.500 ha không đủ nguồn nước bố trí sản xuất cần điều chỉnh giảm diện tích, giãn vụ hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. 42.052 hộ dân đang gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Cụ thể: Quảng Ngãi 1.000 – 2.000ha, Bình Định 5.000ha, Phú Yên 1.000 – 2.000ha, Khánh Hòa 10.000 – 12.000ha, Ninh Thuận 4.000ha và Bình Thuận 1.000 – 1.500ha.
Nhiều hồ chứa các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đang cạn nước
Một diễn biến khác liên quan đến nguồn nước cung cấp cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, theo Tổng cục Thủy lợi, sông Mê Kông đang trong thời kỳ chuyển tiếp từ mùa kiệt sang mùa lũ. Tuần qua, dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông có xu thế giảm nhẹ, dòng chảy đầu nguồn sông Cửu Long có xu thế tăng nhẹ theo triều, nhưng vẫn thấp hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) và các năm gần đây.
Cụ thể, tại trạm Kratie (trên dòng chính sông Mê Kông): Mực nước có xu thế giảm với cường suất 2 cm/ngày. Đến 7 giờ ngày 3-7 mực nước tại Kratie là 8,89 m, thấp hơn 3,79 m so với TBNN, thấp hơn 3,65 m so với năm 2016, thấp hơn 0,57 m so với năm 2015, và thấp hơn nhiều so với 2000, 2018 cùng kỳ.
Trong khi đó, mực nước Biển Hồ (Campuchia) hiện nay đạt 1,14 m, thấp hơn 1,59 m so với TBNN, thấp hơn 0,39 m so với năm 2015, thấp hơn 0,83 m so với năm 2016.
Mực nước tại trạm Tân Châu và Châu Đốc ngày 3-7 tại Tân Châu đạt 1,19 m thấp hơn khoảng 0,35 m so với TBNN. Mực nước lớn nhất ngày 3-7 tại Châu Đốc đạt 1,33 m thấp hơn khoảng 0,08 m so với TBNN.
Anh Đào (t/h)