Bộ Tài nguyên và Môi trường cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

Khuê Anh|09/10/2022 13:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Trong thời gian qua, hợp tác quốc tế lĩnh vực tài nguyên và môi trường đã góp phần thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường ở nước ta như huy động nguồn vốn, tăng cường năng lực khoa học công nghệ lĩnh vực tài nguyên và môi trường; tiếp cận được phương pháp luận hiện đại, tiếp thu kinh nghiệm của các nước vào công tác quản lý môi trường…

Công tác bảo vệ môi trường chuyển biến mạnh mẽ

Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, kể từ sau Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV năm 2015 đến nay, công tác bảo vệ môi trường đã có sự chuyển biến rất mạnh mẽ từ chủ trương, giải pháp đến nhận thức và tư duy hành động.

Vấn đề môi trường luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong các chương trình nghị sự; các chương trình, chiến lươc, quy hoạch, kế hoạch phát triển của đất nước với mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe Nhân dân, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường đã được đưa vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định chủ trương “xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”, “xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn”.

bao-ve-moi-truong.jpg
Môi trường luôn được đặt ở vị trí trung tâm

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, vấn đề môi trường luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong các chương trình nghị sự; các chương trình, chiến lươc, quy hoạch, kế hoạch phát triển của đất nước với mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe Nhân dân, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái.

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và chung tay của toàn dân công tác bảo vệ môi trường đã chuyển bị động sang ứng phó, sang chủ động phòng ngừa, bảo vệ và phục hồi. Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đã được hoàn thiện, trong đó Luật Bảo vệ môi trường 2020 với nhiều chính sách, giải pháp đột phá, đánh dấu giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu cao nhất cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân. Chất lượng môi trường sống tiếp tục được cải thiện. Các mô hình, công nghệ hiện đại được triển khai trong tái chế, xử lý chất thải. Hoạt động quan trắc, cảnh báo, dự báo về chất lượng môi trường được nâng cao, cung cấp thông tin về môi trường phục vụ tốt cho hoạt động phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Nhiều phong trào, mô hình điển hình về BVMT đã đi vào cuộc sống, trở thành hành động và nếp sống của mọi người, mọi nhà và cộng đồng xã hội như vấn đề rác thải nhựa, bảo vệ môi trường nơi sinh sống,… ngày càng đóng góp thiết thực cho công tác BVMT.

Đảm bảo vai trò cầu nối thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương


Theo một số chuyên gia, thời gian tới, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng trong bối cảnh sự phát triển nhanh, mạnh của khoa học công nghệ và thông tin tiếp tục chi phối công tác đối ngoại, trong đó có lĩnh vực tài nguyên và môi trường (TN&MT). Đặc biệt, giữa bối cảnh Việt Nam và thế giới vẫn đứng trước những thách thức lớn về vấn đề biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học dẫn đến những tác động tiêu cực và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nhiều quốc gia.

Do đó, Bộ TN&MT với tư cách cơ quan đầu mối của Chính phủ cần thường xuyên thực hiện các hoạt động hợp tác trong khu vực và quốc tế, song phương, đa phương nhằm tận dụng kinh nghiệm để nghiên cứu, áp dụng sao cho phù hợp với đặc thù trong nước. Đồng thời có thể đề xuất hỗ trợ bằng nguồn lực tài chính, công nghệ, chuyên gia đối với các tổ chức bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đóng góp tích cực và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất; tận dụng cơ hội từ ứng phó biến đổi khí hậu để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, nâng cao sức chống chịu và cạnh tranh của nền kinh tế.

Nhận định vai trò chủ chốt trong thực hiện nhiệm vụ của Đảng, Chính phủ giao phó, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Bộ, từ đầu năm 2022, lãnh đạo Bộ TN&MT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc liên tục triển khai các hoạt động hợp tác song phương ở phạm vi khu vực, quốc tế theo nhóm các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể; chủ động tham gia các khuôn khổ hợp tác sẵn có và tìm kiếm, mở rộng hợp tác trong các khuôn khổ hợp tác mới, có tiềm năng.

Điển hình như triển khai các hoạt động hợp tác ASEAN về môi trường; Ủy ban Bão; Tổ chức Khí tượng thế giới; Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu; Công ước Viên về bảo về tầng ô-dôn và các Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn; Công ước Stockholm về các chất POP tại Việt Nam; Công ước Đa dạng sinh học... qua đó đạt được nhiều cam kết hợp tác chung, hỗ trợ thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường.

Đối với hoạt động hợp tác song phương, Bộ TN&MT tiếp tục duy trì và thúc đấy hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường với các quốc gia gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, CHDCND Lào, Campuchia, Ấn Độ, Vương quốc Anh, Phần Lan, Na Uy, Cộng hòa Liên bang Đức, Hà Lan, Italia, Đan Mạch, Hoa Kỳ... với nhiều nội dung. Mặt khác, Đoàn công tác của Bộ TN&MT thực hiện Chương trình công tác đi Châu Âu do Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân dẫn đầu đã thăm và làm việc với các tổ chức quốc tế về môi trường, cũng như các quốc gia hàng đầu về phát triển kinh tế môi trường.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ Tài nguyên và Môi trường cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế