Cà Mau: Xử lý hình sự nếu khai thác tận diệt thủy sản

Thơ Hoàng|15/07/2024 17:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Cà Mau là tỉnh có nguồn lợi cá đồng rất phong phú trong tự nhiên, tuy nhiên hiện nay, cách khai thác hủy diệt bằng kích điện, hóa chất, thuốc cá, chất nổ, khai thác cá non, cá con vào đầu mùa mưa, là nguyên nhân dẫn đến nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt.

Nhộn nhịp mua bán cá non - Chết "yểu" nguồn giống tự nhiên

Mùa mưa là thời điểm cá đồng sinh sản nhiều và cũng là lúc nhiều hộ dân sinh sống vùng ngọt hóa ở tỉnh Cà Mau bắt đầu khai thác thủy sản, cá non đem bán, chủ yếu là cá lòng ròng (cá lóc con), cá sặc, cá rô tôm tít (cá rô con)...

Tại một số điểm chợ, tình trạng bày bán các loại cá đồng non vào đầu mùa mưa diễn ra khá phổ biến. Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Sở NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị có liên quan hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi giống tự nhiên, nhất là cá non trong nội đồng

z5634541824974_91c3ac4714d85d2e03d88dfb6652c422.jpg
Mùa mưa là thời điểm cá đồng sinh sản nhiều và cũng là lúc nhiều hộ dân sinh sống vùng ngọt hóa ở tỉnh
Cà Mau bắt đầu khai thác thủy sản, cá non đem bán.

Chủ tịch tỉnh Cà Mau cũng yêu cầu UBND các huyện, TP Cà Mau chỉ đạo lực lượng chức năng, UBND cấp xã thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện nếu để xảy ra tình trạng mua bán cá non nhưng không phát hiện, xử lý, đặc biệt tại các chợ, điểm mua bán của người dân.

Cà Mau được biết đến là một trong những địa phương nổi tiếng về nguồn lợi cá đồng, tập trung nhiều nhất ở khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Thế nhưng, những năm gần đây nguồn lợi cá đồng trên địa bàn tỉnh dần suy giảm do hành vi khai thác tận diệt của một bộ phận người dân.

Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản 


Ngoài việc mua bán cá non, cá con, người dân trên địa bàn tỉnh còn khai thác hủy diệt bằng kích điện, hóa chất, thuốc cá, chất nổ, khai thác cá non, cá con vào đầu mùa mưa. Đây chính là là nguyên nhân dẫn đến nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt.

Qua tuần tra, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện và xử lý 346 vụ vi phạm các quy định về khai thác nguồn lợi thủy sản có tính hủy diệt, xử phạt trên 1 tỷ đồng.

ca-mau-075102_738-084559.jpg
Xử lý nghiêm các trường hợp khai thác thủy sản tận diệt

Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cho biết, tỉnh đang quyết liệt chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, vi phạm vùng biển nước ngoài, khai thác hải sản trên biển, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Tỉnh quyết tâm cùng với cả nước tháo gỡ thẻ vàng mà châu Âu đang đặt ra cho Việt Nam.

“Nếu như chúng ta không quyết liệt khắc phục, thời gian tới đoàn thanh tra của châu Âu vào không gỡ được thẻ vàng, lúc đó thủy hải sản Việt Nam sẽ không thể xuất khẩu vào thị trường châu Âu, bà con sẽ là người chịu nhiều thiệt thòi. Cà Mau là tỉnh có nguồn lợi cá đồng rất phong phú trong tự nhiên, tuy nhiên hiện nay, cách khai thác hủy diệt bằng kích điện, hóa chất, thuốc cá, chất nổ, khai thác cá non, cá con vào đầu mùa mưa, là nguyên nhân dẫn đến nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt", ông Hải nhấn mạnh.

Đến nay địa phương đã vận động hơn 34.000 hộ dân ký cam kết không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác nguồn lợi thủy sản. Thấy được vai trò và trách nhiệm nên nhiều hộ dân đã tự giác giao nộp gần 600 bộ dụng cụ kích điện.

Ngoài ra, có 100% xã trên địa bàn đã lập đường dây nóng nhận phản ánh về khai thác thủy sản mang tính hủy diệt. Toàn tỉnh, gần 100% tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (chỉ còn 1 tàu chưa lắp).

Để phòng chống khai thác thủy sản hủy diệt, gắn với chống khai thác thủy sản bất hợp pháp không báo cáo và không theo quy định (IUU). Ông Nguyễn Quan Hà - Phó Chính uỷ Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau đề xuất, ngoài tuyên truyền, các cấp ủy, chính quyền, tổ chức cần kịp thời phát hiện từ sớm, từ xa, ngăn chặn ngay từ trong bờ các tàu cá của ngư dân cố tình vi phạm, không tàng trữ mua bán dụng cụ kích điện. Đặc biệt, các trường hợp tái phạm có thể xử lý hình sự theo quy định.

Cùng với đó, trong tháng 6 đầu năm, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết 04, quy định khoảng 20 nhóm hành vi vi phạm cả khai thác hải sản ven biển và khai thác thủy sản nội địa mang tính hủy diệt, sẽ áp dụng quy định Bộ luật Hình sự để xử lý. Trong đó, có một số hành vi mức hình phạt tới đến 15 năm tù.

Trong tháng 7/2024, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến từ tỉnh đến cơ sở một cách rộng rãi, cùng với các tài liệu tuyên truyền hướng dẫn gửi đến bà con nhân dân, để mọi người cùng thực hiện một cách nghiêm túc.

Bài liên quan
  • Những hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự
    Khai thác thủy sản trái phép ngoài vùng biển Việt Nam; khai thác thủy sản trong khu vực cấm; khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác; khai thác, mua bán, vận chuyển thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hay người nước ngoài vào vùng biển của Việt Nam hợp pháp nhưng khai thác thủy sản trái phép,….theo Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán, đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2024.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Cà Mau: Xử lý hình sự nếu khai thác tận diệt thủy sản