Sông băng tại Đông Bắc Greenland ngày 19/4/2013. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng các kỹ thuật thống kê để phân tích 37 sông băng vùng núi trên thế giới và nhận thấy mức độ tan chảy của những sông băng này gần như 100% là do hiện tượng biến đổi khí hậu.
Sông băng Hintereisferner ở Áo đã tan chảy 2,8km kể từ năm 1880 và nhiều khả năng là do biến đổi khí hậu, trong khi nguyên nhân là do sự thay đổi tự nhiên chỉ chiếm dưới 0,001%.
Tương tự, tại New Zealand, trong vòng 130 năm qua, tình trạng biến đổi khí hậu được cho là nguyên nhân khiến sông băng Franz Josef tan chảy 3,2km thay vì do sự thay đổi tự nhiên.
Ngoài những con sông trên, một số sông băng mà giới khoa học chưa khẳng định chắc chắn về nguyên nhân tan chảy có sông Rabots Glacier ở Thụy Điển và South Cascade ở bang Washington (Mỹ).
Nghiên cứu trên được công bố khi giới khoa học tranh cãi liệu có phải biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến sự tan chảy của sông băng.
Do đó, đồng tác giả của nghiên cứu, ông Gerard Roe thuộc Đại học Washington, cho rằng với phát hiện trên, có thể khẳng định hiện tượng các sông băng tan chảy được đánh giá là một trong những dấu hiệu rõ nét nhất phản ánh tình trạng biến đổi khí hậu.
Hồng Hạnh (T/h)