Châu Âu đề xuất thu phí xử lý rác thải với ngành dệt may

Tô Anh|10/07/2023 16:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Mới đây, Ủy ban Châu Âu (EC) đã đề xuất thu phí xử lý rác thải đối với các nhà sản xuất hàng dệt may trong khu vực. Động thái này nhằm khuyến khích thương các hiệu thời trang giảm rác thải và thúc đẩy tính tuần hoàn của các sản phẩm quần áo.

Ủy ban Châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU), đã đưa ra một đề xuất quan trọng nhằm khuyến khích ngành hàng dệt may giảm rác thải và thúc đẩy tính tuần hoàn của sản phẩm quần áo. Theo đề xuất này, EC đề nghị áp dụng thu phí xử lý rác thải đối với các nhà sản xuất hàng dệt may trong khu vực.

detmay.jpg
Ảnh minh họa

Chương trình trách nhiệm nhà sản xuất mở rộng bắt buộc (EPR) là trụ cột của đề xuất này, mà EC đề xuất áp dụng cho tất cả các nước thành viên EU. Theo đó, nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ vòng đời của sản phẩm dệt may và đồng thời hỗ trợ sự quản lý bền vững rác thải trong ngành này trên khắp EU.

Các nhà sản xuất sẽ trả phí để trang trải chi phí quản lý và xử lý rác thải dệt may, một hệ thống mà EC cho rằng sẽ giúp họ có động lực để giảm rác thải và thúc đẩy tính tuần hoàn của sản phẩm dệt may.

Những thương hiệu thời trang nhanh như các nhà bán lẻ trực tuyến Shein và Boohoo và “ông lớn” sản xuất thời trang đường phố như H&M và Inditex, công ty mẹ của thương hiệu Zara, đang chịu sức ép ngày càng tăng trong việc rời bỏ các mô hình kinh doanh chi phí thấp, dẫn đến hàng triệu tấn quần áo bị vứt vào thùng rác .

Theo số liệu của EC, mỗi công dân EU vứt bỏ tương đương 12kg quần áo và giày dép mỗi năm, hơn 3/4 trong số đó bị thiêu hủy hoặc chôn lấp. Dữ liệu của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA)cho thấy, mức tiêu thụ quần áo và giày dép trong khu vực dự kiến tăng 63% từ 62 triệu tấn vào năm 2019 lên 102 triệu tấn vào năm 2030.

Theo ước tính của EC, chi phí mà các công ty sẽ phải trả để xử lý quần áo phế thải sẽ là khoảng 0,12 euro cho mỗi chiếc áo phông, tuy nhiên con số này sẽ thay đổi tùy thuộc vào sản phẩm và quy trình xử lý. Mức phí này có thể giảm nếu các sản phẩm dệt may được sản xuất bền vững hơn. Điều này sẽ khuyến khích các nhà bán lẻ thời trang cân nhắc kỹ hơn về khả năng tái sử dụng hoặc tái chế sản phẩm của mình.

EuroCommerce, tổ chức đại diện cho các nhà bán lẻ và bán sỉ ở châu Âu, đã hoan nghênh đề xuất thu phí này và cho rằng, quy định cần được áp dụng một cách hài hòa trên tất cả 27 nước thành viên của EU.

Các đề xuất này cần được các nước thành viên EU và Nghị viện châu Á đàm phán và thống nhất trước khi trở thành luật. Tháng trước, nhiều nước EU cũng đề xuất cấm các thương hiệu thời trang tiêu hủy áo quần không tiêu thụ được. Đây là một nỗ lực giảm lãng phí và ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp dệt may, vốn đóng góp 20% lượng phát thải khí nhà kính của EU.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Châu Âu đề xuất thu phí xử lý rác thải với ngành dệt may