Dấu hiệu nhận biết và cách tự cứu mình trước cơn đột quỵ

Minh Nhân (t/h)|05/01/2021 12:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Nếu bạn xảy ra tình trạng xây xẩm, chóng mặt, mất thăng bằng, nói đớ… thoáng qua sau đó tự hết thì xin đừng chủ quan. Đó là cơn thiếu máu não thoáng qua, báo hiệu cơn đột quỵ sẽ đến tìm bạn trong tương lai gần.

Dấu hiệu nhận biết bị đột quỵ

Mờ mắt: Các vấn đề về thị lực như hoa mắt, nhìn 1 hóa 2, mờ hoặc mất thị lực ở một mắt có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Nhưng nhiều người nhầm tưởng là do tuổi già hoặc do mệt mỏi. Nhìn 1 hóa 2 là rất bất thường bởi vì chỉ mệt mỏi hoặc đọc quá nhiều thì không thể gây ra điều này.

Một mạch máu bị tắc nghẽn, có thể làm giảm lượng ô xy đến mắt, gây ra các vấn đề về thị lực, đôi khi không kèm với bất kỳ dấu hiệu đột quỵ nào khác.

Tê cánh tay: Nếu bạn thức dậy sau giấc ngủ trưa và cánh tay hoặc chân bị tê, bạn thường nghĩ do dây thần kinh bị chèn ép gây tê tay hoặc chân.

Nhưng nếu cánh tay đột nhiên bị tê hoặc yếu rã rời, và không hết trong vài phút, hãy gọi cấp cứu ngay, tiến sĩ Ralph Sacco, giáo sư thần kinh học tại Đại học Y khoa Miami North (Mỹ), lưu ý.

Lưu lượng máu qua các động mạch chạy dọc cột sống lên đầu bị giảm, gây ra tê hoặc yếu ở một bên của cơ thể.

Nói ngọng bất thường: Nếu nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị cứng đơ, khó mở miệng, khó nói, gắng sức mới nói được, có thể đang bị đột quỵ, lúc này nên tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.

Một trong những dấu hiệu thầm lặng của đột quỵ là méo mặt.

Ảnh minh họa.

Xây xẩm, choáng váng: Đó có thể là do sự giảm lưu lượng máu đến não. Nếu bạn đột nhiên vấp ngã, không thể đứng thẳng, hoặc bị chóng mặt đột ngột, đừng chần chờ, hãy gọi cấp cứu ngay.

Mất ý thức: Mất ý thức là khi gặp khó khăn trong việc suy nghĩ ra đúng từ để nói, không thể diễn đạt được ý tưởng, cảm giác mơ hồ. Mất nhận thức đột ngột là dấu hiệu phổ biến của đột quỵ.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân đột quỵ không thể nhận thức được có điều gì bất ổn, vì vậy mọi người xung quanh nên cảnh báo.

Đau nửa đầu: Có thể chỉ là một cơn đau nửa đầu. Nhưng nếu bạn không phải là người bị bệnh đau nửa đầu, thì đó có thể là một cơn đột quỵ.

Trong cơn đột quỵ, lưu lượng máu đến não bị chặn hoặc bị cắt đứt do sự tắc nghẽn mạch máu. Từ đó có thể gây ra những tổn thương dẫn đến một cơn đau nửa đầu đột ngột hoặc đau cả vùng đầu.

Trong mỗi phút của một cơn đột quỵ, não bị mất đi khoảng 1,9 triệu tế bào.
Nếu đột quỵ không được cấp cứu kịp thời, mỗi giờ trôi qua, bộ não sẽ bị lão hóa một khoảng thời gian tương đương với ba năm rưỡi.

Cơn đột quỵ kéo dài càng lâu hoặc nếu bệnh nhân không được điều trị, thì nguy cơ bị khó nói, mất trí nhớ hoặc thay đổi hành vi lâu dài sẽ càng lớn.

Cách xử lý khi không may bị đột quỵ

Khi không may xuất hiện biểu hiện bị đột quỵ và không thể gọi to người đến cứu.

Bạn sẽ có khoảng 10 giây trước khi đổ khụy xuống, hãy thật bình tĩnh và ngồi xuống, hít thật sâu và cố gắng ho để các cơ quan hoạt động nhằm cung cấp thêm oxi cho phổi, chuyển động của cơn ho giúp tim đập vài nhịp, bạn cần mặc nhanh quần áo để giữ ấm cho cơ thể và gọi người giúp đỡ.

Nếu bạn bị nhẹ có thể uống nước gừng nóng có tác dụng giải trừ cảm rất tốt, theo một số cách chữa của dân gian như cạo gió giúp thông kinh mạch, xông lá hương nhu, tía tô, xả…, ngải cứu với muối hột rang nóng cũng mang lại hiệu quả rất cao.

Thời gian “vàng” khi cấp cứu đột quỵ là 60 phút. Mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng. Do đó người bị đột quỵ cần phải được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều, sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong.

Minh Nhân (t/h)

Bài liên quan
  • Cách giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh
    Moitruong.net.vn – Cơ thể không được giữ ấm trong những ngày lạnh sẽ dễ gây ra những vấn đề về sức khỏe. Chăm sóc sức khỏe đúng cách khi trời lạnh sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh lây nhiễm, chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời tiết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dấu hiệu nhận biết và cách tự cứu mình trước cơn đột quỵ