Đóng góp của Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Minh Anh|07/08/2020 09:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU) quốc gia, tương đương 83,9 triệu tấn CO2tđ.

Trong điều kiện của một nước đang phát triển, chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật đã thể hiện nỗ lực cao nhất của Việt Nam trong việc góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Thỏa thuận Paris.

Bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với BAU và có thể tăng đóng góp lên tới 27% khi nhận được sự hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế mới theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

So với Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định đã đệ trình thì sự đóng góp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định do Việt Nam tự cập nhật mới đều đã tăng cả về lượng giảm phát thải (so với BAU) và tỷ lệ giảm phát thải.

Cụ thể, lượng giảm phát thải tăng thêm 21,2 triệu tCO2tđ (từ 62,7 triệu tCO2tđ lên 83,9 triệu tCO2tđ) tương ứng với tỷ lệ giảm phát thải đã tăng thêm 1% (từ 8% lên 9%).
Giai đoạn sau năm 2030 đến năm 2050, kế hoạch sẽ phát huy kết quả đạt được của giai đoạn 2021-2030, thực hiện lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu trong tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội nhằm chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế-xã hội, góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.

Bên cạnh đó, có một số kênh hợp tác đa phương hỗ trợ cho các hành động thích ứng với biến đổi khí hậu có thể tiếp cận như: Quỹ Môi trường toàn cầu; Quỹ thích ứng; Quỹ Khí hậu xanh. Các nguồn vốn song phương và đa phương khác của các nhà tài trợ đến từ Đức, Nhật Bản, Đan Mạch, Australia…

Việt Nam cũng có thể tiếp cận các hỗ trợ kỹ thuật đa phương do các ngân hàng phát triển và các tổ chức của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu cung cấp, cũng như hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ cho các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ở cấp cộng đồng, địa phương.

Minh Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đóng góp của Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu