Rác ở Thái Bình Dương
Đảo rác khổng lồ giữa biển Thái Bình Dương
Đảo rác nổi giữa Thái Bình Dương là vô vàn mảnh nhựa và nhiều loại rác thải khác, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc Thái Bình Dương.
Đảo rác hay còn gọi là xoáy rác nằm trải dài từ bờ Tây của Bắc Mỹ đến Nhật Bản, nằm giữa các bang Hawaii và California của Hoa Kỳ.
Đảo rác khổng lồ này được hình thành từ 4 dòng hải lưu California, Bắc Xích đạo, Kuroshio và dòng Bắc Thái Bình Dương. Cơ chế hoạt động của các dòng hải lưu là những chuyển động tròn của một con quay hút các loại rác thải vào trung tâm và rác thải sẽ bị mắc kẹt lại, từ đó hình thành đảo rác giữa đại dương như hiện nay. Ví dụ, một chai nhựa do con người vứt ra biển California gặp dòng hải lưu sẽ đẩy về phía Nam của Mexico. Ở đó, nó có thể bắt được dòng hải lưu Bắc Xích đạo, băng qua Thái Bình Dương rộng lớn.
Phần lớn, các loại rác thải ở đây rất khó phán hủy, vì có những loại nhựa không bị hao mòn mà chỉ bị vỡ thành từng mảnh nhỏ.
Nhiều người có suy nghĩ đơn giản, đảo rác là những đống rác nổi trên mặt đại dương. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng lại được hình thành từ vô số các miếng nhựa nhỏ mà con người khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường (hay còn được gọi là các hạt vi nhựa). Điều này khiến cho nguồn nước bị đổi màu vẩn đục, đặc sánh bởi phải gánh rất nhiều loại rác thải như dụng cụ đánh cá, giày dép.
Có thể, đáy biển phía dưới những bãi rác nổi cũng là các bãi rác ngầm. Các nhà hải dương học và sinh thái học gần đây đã phát hiện ra rằng khoảng 70% các loại rác thải đại dương chìm xuống đáy.
Còn thuyền trưởng Charles Moore khi tham gia cuộc đua thuyền từ Hawaii đến California đã phát hiện thấy hàng triệu mảnh nhựa bao quanh con tàu của mình.
Ô nhiễm nhựa đại dương làm hủy hoại môi trường sống của các loài sinh vật biển
Không ai có thể biết đảo rác Thái Bình Dương được hình thành bởi bao nhiêu mảnh nhựa, bới đó là một số lượng vô cùng lớn và không phải tất cả lượng rác thải đều trôi nổi trên bề mặt đại dương. Những bãi rác nhựa có thể chìm sâu hàng xentimet thậm chí vài mét so với bề mặt đại dương. Do đó thật khó đưa ra con số về diện tích đảo rác này.
Ước tính khoảng 80% lượng rác thải nhựa đại dương là từ đất liền thải ra, 20% còn lại là tàu thuyền và các hoạt động trên biển khác. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy, lượng rác thải là lưới đánh cá chiếm gần một nửa số lượng ở đảo rác Thái Bình Dương. Nguyên nhân được cho là tác động của dòng hải lưu và sự gia tăng các hoạt động đánh bắt ở đây.
Rác thải nhựa chiếm phần lớn các loại rác thải đại dương bởi 2 lý do: Đồ nhựa có giá thành rẻ, chi phí thấp, điều này có nghĩa là chúng được sử dụng nhiều trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày và sản xuất công nghiệp. Thứ hai là các sản phẩm từ nhựa khó phân hủy và thường tồn tại dưới dạng các mảnh vụn nhỏ.
Khi tồn tại trong lòng đại dương và dưới tác động của ánh sáng mặt trời, chúng bị phân hủy thành các mảnh vụn được gọi là quá trình phân hủy quang học. Hầu hết các loại rác thải nhựa từ túi nhựa, nắp chai, chai nước bằng nhựa và cốc bằng xốp.
Rác thải nhựa đại dương là yếu tố gây hại đối với các loài sinh vật biển. Ví dụ, rùa biển đầu nâu thường nhầm túi nhựa với thạch (một loại thức ăn chúng cực kỳ yêu thích).
Chim hải âu thường nhầm túi nhựa với trứng cá. Khi những loài sinh vật biển vô tình ăn phải các đồ nhựa này khiến chúng bị vỡ nội tạng.
Hải cẩu và các loài sinh vật biển có vú khác nguy cơ cao bị mắc vào các mảnh vụn lưới đánh cá còn lại trong đại dương vì ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt và hoạt động đánh bắt trái phép.
Các loại rác thải nhựa cũng ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật ở biển Thái Bình Dương. Vì các hạt vi nhựa và nhiều loại rác thải khác tích tụ trên hoặc gần bề mặt đại dương khiến các loài sinh vật phù du và tảo biển khó tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Thêm vào đó, tảo và sinh vật biển phù du là sinh vật tự dưỡng.
Nếu những sinh vật này bị đe dọa có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi thức ăn của một số loài sinh vật biển. Ví dụ, cá hay rùa biển ăn tảo và sinh vật phù du thì nguồn thức ăn của chúng sẽ bị cạn kiệt. Vì vậy, nếu quần xã các loài đó giảm thì nguồn thức ăn của cá ngừ, cá mập và cá voi cũng giảm. Điều đáng nói là nguồn hải sản cạn kiệt làm tăng giá mặt hàng hải sản.
Ô nhiễm nhựa đại dương gồm: Trong quá trình phân hủy quang học, các mảnh nhựa thải ra các chất tạo màu và hóa chất, chẳng hạn như bisphenol A (BPA), có liên quan đến các vấn đề về môi trường và sức khỏe. Ngược lại, nhựa cũng có khả năng hấp thu các chất ô nhiễm, chẳng hạn như PCB, từ nước biển. Những chất hóa học này bị nhiễm vào chuỗi thức ăn khi các loài sinh vật biển vô tình ăn phải các mảnh nhựa.
Đại dịch COVID-19 đã phát sinh ra gần 26.000 tấn rác thải với 8,4 triệu tấn rác thải nhựa xả ra đại dương, Ảnh: Popular Science
26.000 tấn rác thải nhựa liên quan đến đại dịch COVID -19 ra đại dương làm ô nhiễm đại dương
Nghiên cứu mới đây cho thấy, đại dịch COVID-19 phát sinh khoảng 26.000 tấn rác thải nhựa, tương đương với 2.000 xe buýt 2 tầng xả ra đại dương. Trong đó là các thiết bị bảo hộ cá nhân như: Khẩu trang, găng tay. Điều đáng quan tâm là lượng rác thải nhựa phát sinh do dịch COVID-19 quá tải và việc thu gom, xử lý của các quốc gia càng trở nên khó khăn.
Theo một báo cáo cho thấy, kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, 193 quốc gia trên toàn thế giới đã xả ra 8,4 triệu tấn rác thải nhựa.
Yiming Peng và Peipei Wu đến từ Đại học Nam Kinh cho biết: “Đại dịch COVID-19 đã làm tăng nhu cầu sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Điều này làm tăng áp lực kiểm soát rác thải nhựa.
Đồng thời, rác thải nhựa trôi nổi trên đại dương làm ảnh hưởng đến moi trường sống của các loài sinh vật biển, thậm chí là hủy diện sự sống của chúng.
Một nghiên cứu được thực hiện hồi tháng 3 vừa qua đã đưa ra ví dụ rằng, những người dọn dọn, làm sạch kênh đào ở Leiden, Hà Lan đã phát hiện 1 chú cá bị mắc kẹt trong chiếu bao tay y tế. Một trường hợp khác là chiếc khẩu trang PFF-2 đã được tìm thấy trong dạ dày của một con chim cánh cụt Magellanic đã chết ở Brazil.
Các nhà khoa học dự đoán rằng vào cuối thế kỷ này, gần như toàn bộ lượng rác thải nhựa liên quan đến đại dịch COVID-19 sẽ trôi dạt trên mặt biển hoặc nằm sâu dưới đáy đại dương.
Nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy tỷ lệ quá tải lượng rác thải nhựa phát sinh do đại dịch COVID-19 cao nhất ở khu vực châu Á vơi 46%, nguyên nhân hàng đầu do sử dụng lượng khẩu trang khá lớn, tiếp theo sau là châu Âu ở mức 24%, Bắc và Nam Mỹ là 22%.
Nghiên cứu của Peng và Wu cho thấy 87,4% lượng chất thải trên là từ các bệnh viện, chứ không phải từ việc sử dụng cá nhân. Việc sử dụng các loại thiết bị bảo hộ của từng cá nhân chỉ chiếm góp 7,6% trong tổng số rác thải nhựa toàn cầu, trong khi bao bì và bộ dụng cụ kiểm tra y tế lần lượt chiếm 4,7% và 0,3%.
Đáng chú ý, các loại chất thải nhựa chủ yếu từ nguồn chất thải y tế trong các bệnh viện. Thực tế này đã đặt ra bài toán lâu dài trong việc bảo vệ môi trường biển, đặc biệt trên bề mặt đại dương và khu vực trầm tích ven biển.
Hàng nghìn tấn khẩu trang, găng tay, bộ dụng cụ y tế và khăn che mặt từ khi bắt đầu đại dịch cho đến tháng 8 năm nay, đã được vận chuyển và xả thẳng ra 369 con sông lớn.
Đứng đầu trong số này là sông Shatt al-Arab ở đông nam Iraq phải gánh chịu 5.200 tấn chất thải là các loại dụng cụ bảo hộ sau đó xả thẳng ra đại dương; sông Ấn – khu vực phía tây Tây Tạng hứng chịu 4.000 tấn và sông Dương Tử ở Trung Quốc 3.700 tấn; sông Danube dài thứ hai ở châu Âu gánh theo 1.700 tấn chất thải nhựa phát sinh do đại dịch COVID-19.
Các tác giả nghiên cứu cho biết: “Những phát hiện này là hồi chuông cảnh báo rằng đã đến lúc và cần quan tấm đến vấn đề rác thải nhựa từ các dòng sông lớn và lưu vực sông”.
Chúng ta có thể nhận thấy tác động lâu dài từ nguồn rác thải nhựa phát sinh do đại dịch COVID-19 đối với việc bảo vệ đại dương trên toàn cầu. Bởi theo các kết quả dự báo cho thấy, vào cuối thế kỷ này, toàn bộ lượng chất thải nhựa phát sinh do dịch COVID-19 nằm lại dới đáy biển là 28,8% và lượng rác thải nhựa trôi nổi trên bề mặt đại dương chiếm khoảng 70,5%.
Từ đó cho thấy rằng, công tác quản lý chất thải y tế cần được quan tâm hơn nữa ở những nơi được coi là tâm dịch, điểm nóng về dịch COVID-19, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.
Ô nhiễm nhựa đại dương đang là vấn đề môi trường nóng trên thế giới và tại Việt Nam, Ảnh: The Guardian
Ô nhiễm nhựa đại dương ở Việt Nam – những con số biết nói
Ở Việt Nam, lượng tiêu thụ sản phẩm nhựa đang tăng lên nhanh chóng. Hiệp hội Nhựa Việt Nam (2019) thống kê lượng sản xuất và tiêu thụ nhựa khoảng 5 triệu tấn năm 2015, trong đó 80% nguyên liệu sản xuất nhựa là nhập khẩu. Lượng nhựa tiêu thụ bình quân đầu người năm 2019 là 41 kg/người, gấp hơn 10 lần so với lượng tiêu thụ 3,8 kg/người vào năm 1990.
Hiện các thống kê và nghiên cứu ở Việt Nam vẫn chưa cung cấp các thông tin cụ thể về lượng, loại và thành phần của nhựa thải ra biển, mà chỉ có một số nghiên cứu về chất thải nhựa nói chung ở một số địa phương.
Một số thành phố ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều chất thải nhựa trôi nổi trên biển từ các nguồn chất thải đô thị, sinh hoạt, nông nghiệp, bệnh viện, nuôi trồng thủy sản và giao thông vận tải biển. Chỉ tính riêng tại thành phố Hạ Long, mỗi ngày cơ quan chức năng thu gom khoảng 7 tấn chất thải rắn để đưa vào bờ xử lý. Sau 3 chiến dịch thu gom rác từ năm 2016 đến 2019, tại 4 km của Vịnh Hạ Long đã thu được 4 tấn rác thải, chủ yếu là chất thải nhựa và túi nilon.
Tại Cát Bà, trên 50% số lượng phao xốp nuôi trồng hải sản trong tình trạng cũ hỏng, rách vụn, trôi nổi xung quanh khu vực nuôi trồng thủy sản; 4,1% chất thải nhựa từ các nhà hàng và 7,9% chất thải nhựa từ các khách sạn không thể tái chế. Huyện Cát Hải thu vớt lượng 10 m3/ngày rác trôi nổi trên Vịnh, trong đó có 70% là nhựa.
Tại thành phố Đà Nẵng, năm 2019, 8-10% số rác thải rắn được thu gom là túi nilon và chai nhựa. Chính quyền thành phố đã nghiêm cấm người dân, du khách đem thức ăn xuống bãi biển, từ đó hạn chế túi nilon, chai nhựa tràn ra biển. Hầu hết các nguồn thải từ nước mưa đều xả ra biển, sông hoặc ao hồ. Ngoài ra, chất thải do các hoạt động dịch vụ ven bờ biển thải trực tiếp xuống bãi cát và được cuốn ra biển khi thủy triều lên.
Rác thải nhựa thải ra đại dương là các loại chai nhựa, hộp xốp, thiết bị y tế từ sinh hoạt, hoạt động trên biển…
Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), năm 2018 Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa xả ra biển nhiều nhất trên thế giới, với khối lượng rác thải nhựa ra biển dao động trong khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển và đứng thứ 4 trên 20 quốc gia cao nhất. Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh từ 3,8 kg/năm/người năm 1990, tăng lên 54 kg/năm/người vào năm 2018, trong đó 37,43% sản phẩm là bao bì và 29,26% là đồ gia dụng (Hiệp hội nhựa Việt Nam, 2019).
Đáng quan ngại, tại Việt Nam hiện nay rác thải nhựa mới được quy định chung trong nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế; chưa có cơ chế, chính sách cụ thể để quản lý, thu gom và xử lý trong tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường biển do rác thải nhựa đại dương ngày càng nghiêm trọng.
Nghiên cứu trong Chiến lược bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới (IUCN) về đánh giá số lượng và khối lượng rác thải trên 30 bãi biển tại 10 khu bảo tồn biển của Việt Nam cũng cho thấy, qua hai đợt khảo sát mùa khô và mùa mưa đã thu được 86.092 mảnh rác thải ở các kích cỡ khác nhau, khối lượng dao động từ 13 đến 3.168 kg. Tính trung bình trên 100m chiều dài bãi biển sẽ có số lượng rác thải là 7.374 mảnh và 94,58 kg.
Báo cáo môi trường hiện trạng môi trường biển của Bộ TN&MT cũng chỉ rõ, rác thải nhựa có số lượng và khối lượng vượt trội so với các loại rác khác. Đáng lo ngại, trong rác thải nhựa, loại chiếm tỷ trọng nhiều nhất về số lượng là phao xốp và dây thừng, lưới nhỏ, tổng số lượng các sản phẩm này chiếm đến 47% về số lượng rác và 46% về khối lượng rác thải. Tiếp đến là các loại rác thải nhựa dùng một lần như hộp xốp đựng thức ăn, túi ny lông.
Các bãi có mức ô nhiễm nhựa cao, phần lớn có vị trí hoặc nằm cạnh bến tàu, khu dân cư như bãi Cửa sông Cái, bãi Vĩnh Hòa – Nha Trang hoặc tập trung nhiều hoạt động du lịch như bãi Tây, bãi Hang Câu trên và Hang Câu dưới – Lý Sơn, Hòn Mun – Nha Trang. Đáng chú ý, tại khu vực đảo xa bờ, ít hoạt động du lịch như Côn Đảo, Hòn Cau, Bái Tử Long cũng bị ô nhiễm rác thải nhựa với số lượng và khối lượng rác cao hơn so với các bãi nằm trên đất liền (Ninh Thuận, Quảng Trị) hoặc đảo ven bờ (Cát Bà, Cù Lao Chàm).
Theo Bộ TN&MT, tuy số liệu chưa đủ để kết luận nguồn gốc của rác thải nhựa tại các bãi biển nhưng có thể nhận định nguồn gốc rác thải nhựa tại các đảo, vùng ven bờ ít có hoạt động du lịch và xa khu dân cư như Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Cát Bà, Bái Tử Long, Quảng Trị và Hòn Cau chủ yếu đến từ nguồn ngoài biển trôi dạt vào; các bãi nằm trên đất liền, gần khu dân cư hoặc địa điểm tập trung khách du lịch tại Nha Trang, Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Núi Chúa có nguồn gốc cả từ sinh hoạt, du lịch và trôi dạt từ biển.
Nhóm Phóng viên