[Góc nhìn tuần qua] Bạo lực học đường và bạo lực mạng xã hội

Ban Biên tập Moitruong.net.vn|04/06/2022 04:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Nhiều người rất dễ bị kích động khi chứng kiến một vụ bạo lực học đường. Xu hướng dùng bạo lực mạng xã hội để giải quyết bạo lực học đường, rất đáng tiếc lại là thực tế đang được nhiều người chấp nhận.

XEM VIDEO: Góc nhìn tuần qua: Bạo lực học đường và việc đưa trẻ lên mạng xã hội

Trong những ngày vừa qua, dư luận xôn xao khi một phụ huynh tố cáo con mình bị bạn đánh tại một trường quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Điều đáng nói là phụ huynh này cho rằng nhà trường bao che, không xử lý vụ việc.

Những tâm sự bức xúc được livestream trên mạng xã hội đã thu hút hàng triệu người theo dõi.

Bộ Giáo dục và đào tạo đã phải ra công văn đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh xác minh thông tin và xử lý vụ việc, báo cáo về Bộ trong ngày 31/5.

Cụ thể, phụ huynh này đã quay clip, sau đó livestream và đăng bài trên mạng xã hội, xung quanh vụ việc con mình bị bạn đánh vô cớ, nhưng nhà trường lại không cho bà gặp người đã hành hung con mình mà yêu cầu 2 bên gia đình tự giải quyết với nhau. Livestream đã nhận được gần 5 triệu lượt người xem, hơn 30 nghìn lượt chia sẻ, đa phần là phẫn nộ, bức xúc.

Việc có hàng nghìn, hàng chục nghìn người theo dõi, ủng hộ rất có thể khiến những người dùng mạng xã hội không kiểm soát được hành vi và phát ngôn của mình.

Nhiều người rất dễ bị kích động khi chứng kiến một vụ bạo lực học đường. Xu hướng dùng bạo lực mạng xã hội để giải quyết bạo lực học đường, rất đáng tiếc lại là thực tế đang được nhiều người chấp nhận.

Một trường học an toàn, lành mạnh là mong ước chung của toàn xã hội. Nhưng thực tế là bạo lực học đường diễn ra khắp nơi trên thế giới và chưa bao giờ thực sự chấm dứt. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng lại tam giác Nhà trường – Phụ huynh – Xã hội là điều quan trọng. Một tam giác phối hợp chứ không phải đổ lỗi cho nhau. Đã đến lúc cần vạch rõ ranh giới của trách nhiệm, quyền hạn xử lý bạo lực học đường trong một quy trình phổ cập rộng rãi. Nếu chính người lớn chưa thể quản lý cảm xúc phẫn nộ của mình, thì khó hy vọng trẻ nhỏ vượt qua cái bẫy bạo lực, vì người lớn là tấm gương sống động nhất cho trẻ học theo.

Ban Biên tập Moitruong.net.vn

Bài liên quan
  • [Góc nhìn tuần qua] Chủ động trong phòng chống thiên tai
    Moitruong.net.vn – Vừa qua tại một số tỉnh miền núi phía Bắc đã liên tục có mưa lớn cục bộ, gây ngập lụt, sạt lở, thiệt hại về người, nhà cửa, tài sản của nhân dân và Nhà nước; ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong thời gian tới, nhiều nguy cơ thiên tai sẽ diễn ra phức tạp, khốc liệt và khó dự đoán hơn năm 2021.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
[Góc nhìn tuần qua] Bạo lực học đường và bạo lực mạng xã hội