Rất nhiều đô thị ngoài việc chịu tác động của mưa, bão còn chịu tác động của nước biển dâng, triều cường dẫn đến ngập lụt. Hậu quả trực tiếp là hệ thống thoát nước và các công trình đầu mối chống ngập lụt như trạm bơm, hồ điều hòa, đê bao ... bị hư hỏng, chi phí dành cho cho công tác duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp tăng lên.
Nhiều người hiểu lầm chỉ vùng đất thấp mới ngập, nhưng không, vùng cao vẫn có thể ngập và thậm chí ngập nặng. Có thể thấy rằng những năm gần đây, thành phố Đà Lạt đã phải trải qua nhiều đợt ngập lụt nghiêm trọng, đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Đợt ngập lụt lần này diễn ra vào đúng ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ đã gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động du lịch trên địa bàn. Có thể thấy rằng, biến đổi khí hậu, xây dựng ồ ạt và nhà kính có lẽ là nguyên nhân dẫn tới hiện trạng mưa là ngập như bây giờ ở Đà Lạt.
Theo một số chuyên gia, không thể có giải pháp nào đảm bảo chống ngập 100% cho các đô thị. Nhưng chúng ta cần thay đổi quan điểm kiểm soát ngập lụt như hiện nay đang thực hiện, đã đến lúc thay vì chỉ tập trung tìm cách giảm mức độ ngập lụt như cách chúng ta đang làm hiện nay, thì giải pháp thông minh và khả thi hơn là tìm cách để sao cho xảy ra thiệt hại ít nhất khi bị ngập. Đây là một vấn đề có tính liên ngành, trong đó quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị đóng vai trò trung tâm.