[Góc nhìn tuần qua] “Kế hoạch nhỏ” nhưng là “áp lực lớn” của phụ huynh học sinh

Ban Biên tập Moitruong.net.vn|20/04/2024 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Nhiều ý kiến bày tỏ sự đồng tình với việc triển khai kế hoạch nhỏ nhằm mục đích rèn cho học sinh thói quen gọn gàng và tiết kiệm giấy. Tuy nhiên, việc nộp kế hoạch nhỏ là hoạt động tự nguyện, không nên ép buộc, đặc biệt là áp dụng hình phạt đối với học sinh là không hợp lý.

VIDEO: [Góc nhìn tuần qua] “Kế hoạch nhỏ” nhưng là “áp lực lớn” của phụ huynh học sinh

Hiện nay, phong trào kế hoạch nhỏ trong các nhà trường không còn mang ý nghĩa tốt đẹp như vốn có là giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm, biết thu gom rác thải tái chế, rèn ý thức bảo vệ môi trường… mà hoạt động này đã trở thành một việc làm hình thức gọi là cho có phong trào, mang đúng nghĩa thu và nộp, và vì được tính vào thi đua nên việc các trường giao cho phụ huynh chỉ tiêu đã gây ra sự phiền phức, thậm chí là phản cảm.

Thay vì chỉ thu gom giấy vụn, những chai lọ nhựa, những viên pin đã qua sử dụng cũng có thể ủng hộ cho phong trào, ở trên lớp, thầy cô có thể tạo những thùng đựng rác nhỏ để học sinh phân loại rác, bỏ những loại rác có thể tái chế, sử dụng được để tham gia phong trào kế hoạch nhỏ. Liên đội nên tuyên dương những học sinh cố gắng làm tốt phong trào này để khuyến khích nhiều em khác làm theo. Cùng với việc thu gom giấy vụn, các nhà trường có thể căn cứ vào thực tế địa phương để nghiên cứu thêm những cách làm mới khuyến khích các em đóng góp "tùy theo sức của mình" để mở rộng hoạt động kế hoạch nhỏ, thu về hiệu quả cao hơn. Ví dụ như làm đồ thủ công từ những vật dụng không dùng đến để bán lấy tiền gây quỹ... Hoặc các trường sẽ tổ chức thêm các hoạt động bên lề như “đổi giấy lấy cây”. Thông qua những hoạt động này cũng có thể giúp con trẻ hiểu được nhiều hơn về bảo vệ môi trường cũng như bản chất của kế hoạch nhỏ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
[Góc nhìn tuần qua] “Kế hoạch nhỏ” nhưng là “áp lực lớn” của phụ huynh học sinh