Hà Tĩnh chủ động công tác phòng cháy chữa cháy rừng dịp tết Nguyên đán

Minh Trang|21/01/2024 10:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị liên quan về việc tăng cường quản lý, bảo vệ rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Trên toàn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 359.785ha rừng và đất lâm nghiệp, phân bố trên địa bàn 13 huyện, thị xã, thành phố (chiếm trên 60% diện tích tự nhiên). Trong đó, đất có rừng 337.231ha (rừng tự nhiên 217.327ha; rừng trồng 119.904ha); đất chưa có rừng 22.553ha, tỷ lệ che phủ rừng năm 2022 là 52,56%.

Diện tích rừng trọng điểm dễ cháy trên địa bàn tỉnh lớn, với trên 120.000ha, phân bố trên 12 huyện, thị xã, chủ yếu là rừng trồng Thông thuần loài; rừng trồng thông hỗn giao với keo, bạch đàn; rừng trồng keo thuần loài; rừng hỗn giao tre, nứa.

Xác định công tác PCCC rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm ngay từ đầu năm các địa phương, đơn vị chủ rừng đã chủ động triển khai sớm các giải pháp PCCC rừng nên số vụ cháy và diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng gây ra được hạn chế tối đa.

phong-chay-chua-chay-rung.jpg
Hà Tĩnh chủ động triển khai sớm các giải pháp PCCC rừng trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Thìn

Thời gian qua, lực lượng PCCC Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tích cực, chủ động phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, Bộ đội trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều biện pháp PCCC rừng với quyết tâm phòng cháy tốt, chữa cháy kịp thời, hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương, chủ rừng rà soát các khu vực rừng trọng điểm dễ cháy để xây dựng Phương án PCCC rừng sát đúng với tình hình thực tế để triển khai thực hiện; ngay từ đầu năm phải có kế hoạch xây dựng, tu sửa kịp thời các công trình PCCC rừng, các công cụ, phương tiện chữa cháy,…đảm bảo phát huy hiệu quả; củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp, các tổ, đội xung kích chữa cháy rừng để ứng phó kịp thời với các tình huống cháy rừng xảy ra; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức của toàn thể Nhân dân đối với công tác PCCC rừng,… Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc thực hiện của các địa phương, đơn vị; qua đó phát hiện, bổ cứu kịp thời các tồn tại.

Ngoài ra, Công an tỉnh Hà Tĩnh còn chỉ đạo Công an cấp huyện, xã tăng cường phối hợp với lực lượng kiểm lâm cùng cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xử lý thực bì của các chủ rừng, hộ gia đình cá nhân trong thời gian cao điểm nắng nóng; phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp xử lý thực bì trái quy định không đảm bảo an toàn PCCC rừng. Đối với các điểm phát lửa, vụ cháy rừng xảy ra phải khẩn trương phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền địa phương điều tra, xác định nguyên nhân, đối tượng gây cháy để xử lý nghiêm nhằm răn đe, giáo dực, phòng ngừa trong toàn xã hội.

Năm 2023, mặc dù thời tiết có nhiều diễn biến thất thường, nắng nóng gay gắt kéo dài trong nhiều ngày, nhiệt độ luôn ở mức cao từ 49-420C, gió lào thổi mạnh,… trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 11 vụ cháy rừng, diện tích rừng thiệt hại 8,97ha.

Để tiếp tục tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) rừng trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, lượng lượng Công an đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tham mưu UBND tỉnh ban hành Văn bản số 7441/UBND-NL ngày 28/12/2023 chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ rừng chủ động 4 tại chỗ, sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng cứu kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.

Thượng tá Nguyễn Văn Lộc - Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH, Công an tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh: “Chúng tôi khuyến cáo người dân, nhất là người dân sống tại các khu vực ven rừng và trong rừng cần phải nâng cao ý thức trong công tác PCCC rừng. Việc sử dụng lửa, trong và ven rừng nhất thiết phải đảm bảo an toàn PCCCR; nhất là tại các đền, chùa, khu vực nghĩa trang trong và ven rừng phải tăng cường các biển báo, biển cấm, hướng dẫn du khách, người dân sử dụng lửa trong thắp hương, đốt vàng mã trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 phải đúng quy định, đảm bảo an toàn PCCC… không để cháy lan vào rừng”.

Với việc chủ động triển khai các giải pháp PCCC rừng của các lực lượng Công an, Kiểm lâm và chính quyền các cấp, các chủ rừng; tin rằng những cánh rừng trên địa bàn tỉnh sẽ an toàn trước giặc lửa.

Bài liên quan
  • Cà Mau chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
    Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau vừa phê duyệt Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô 2023 – 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, hạn chế thấp nhất khả năng xảy ra cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Tĩnh chủ động công tác phòng cháy chữa cháy rừng dịp tết Nguyên đán