Hà Tĩnh: Độc đáo những mâm lễ "gà bay" cúng rằm tháng Giêng

Ngọc Trâm|05/02/2023 10:46
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Cứ đến ngày rằm tháng Giêng mỗi người dân Việt Nam đều hướng về tổ tiên dòng họ với tấm lòng thành kính biết ơn. Đặc biệt ở Hà Tĩnh, việc chuẩn bị các mâm cỗ cúng trong ngày này là nét văn hóa lưu truyền từ bao đời và được lớp lớp con cháu tiếp nối.

Cũng ngày rằm tháng Giêng này, ở Hà Tĩnh có dòng họ Đại tôn Lê Quang (xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) lại trở nên nhộn nhịp hơn vì những mâm lễ với những con gà cúng được tạo thế hết sức độc đáo và đẹp mắt.

W_11f85ddb-ec87-4ba9-87a0-4b97b878f8d6.jpeg

Những mâm lễ độc đáo của dòng họ Lê Quang cũng rằm tháng Giêng.

Ông Lê Quang Nam, một người chuyên làm gà cúng ở dòng họ Lê Quang cho hay, "hàng năm vào các dịp Lễ Tết, rằm tháng Giêng, gia đình tôi cùng các gia đình khác trong dòng họ đều chuẩn bị các mâm cỗ cúng tổ tiên với các thế gà lạ mắt như gà chân quỳ, gà đứng, gà bay... trong đó thế gà đứng được xem là thế gà khó làm nhất nên mất khá nhiều thời gian"

W_5cfdee34-40c9-45fc-894a-da6b24abfb75.jpeg

Thế gà đứng là thế gà khó làm nhất nên việc hoàn thiện mất nhiều thời gian

Những người làm mâm gà cúng thế đứng phải rất tâm huyết và bỏ ra nhiều công sức mới làm được đẹp, đúng ý tưởng. Để làm được những con gà có tư thế như vậy không phải là một việc dễ dàng, thường phải là các cụ cao niên, có kinh nghiệm và tài khéo léo đảm đương. Gà làm cỗ thường chọn từ những con có cân nặng khoảng 4kg, để tạo được dáng gà đứng được trên mâm cỗ, người ta phải dùng dây thép tạo thế, với sự khéo léo của các “nghệ nhân” làm gà nên khi nhìn vào mâm cỗ không ai phát hiện ra những sợi dây thép này.

W_41d9a949-8b6f-4af9-a732-6afd8ee070ae.jpeg

“Gà bay" trông rất đẹp mắt trên mâm lễ.

Tại nhà thờ Đại tôn Lê Quang, nhiều mâm cỗ cúng với thế gà đứng vươn cánh đứng thẳng trên mai rùa như chuẩn bị cất cánh bay cao thể hiện nguyện vọng của con cháu dòng họ luôn mạnh khỏe, phồn vinh phát triển, đồng thời cũng là niềm tự tôn, tự hào với nét văn hóa đặc sắc của dòng họ.

W_3e93cc9c-215c-4c60-8185-64e8d28bf67c.jpeg

“Gà chân quỳ" cũng được nhiều gia đình lựa chọn để bày trên mâm lễ

Theo những người con của dòng họ Lê Quang cho biết, gà cúng năm nay khá phong phú, con cháu đưa về dâng tổ đủ mọi thế gà cúng khác nhau trông rất đẹp. Bên cạnh các mâm cỗ trau chuốt cầu kỳ thì cũng có những mâm lễ cúng bình thường giản dị gồm bánh chưng, lợn quay, mâm xôi… nhưng tất cả đều thể hiện lòng thành kính của con cháu dâng lên tổ tiên và mong cầu một năm may mắn, an lành.

W_fb0f4d2e-a210-4dd4-93c0-78a2c40ea305.jpeg

Nhiều thế gà lạ tạo nên sự độc đáo của các mâm lễ của dòng họ Lê Quang tại Hà Tĩnh trong ngày rằm tháng Giêng

Tại xã Thạch Châu, ngoài dòng họ Đại tôn Lê Quang, một số dòng họ khác như dòng họ Lê Văn, dòng họ Phăn Văn cũng có truyền thống làm gà cúng đẹp dâng tổ vào 2 ngày rằm trong năm đó là rằm tháng Giêng và rằm tháng Bảy.

Bài liên quan
  • Mâm cúng tất niên ba miền của người Việt
    Lễ cúng tất niên có ý nghĩa hoàn tất năm cũ và chào đón năm mới. Vào ngày này các gia đình cần chuẩn bị mâm cơm thật tươm tất để dâng lên gia tiên và những người đã khuất trong gia đình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Hà Tĩnh: Độc đáo những mâm lễ "gà bay" cúng rằm tháng Giêng
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.