Hà Tĩnh: Nước ở các vùng nuôi trồng thủy sản cơ bản trong giới hạn cho phép

Minh An|04/10/2023 15:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Nước ở các vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cơ bản đều trong giới hạn cho phép. Riêng tại nguồn cấp Kỳ Ninh phát hiện tảo độc, mật độ 655 tế bào/ lít.

Theo kết quả phân tích mẫu từ Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc, thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I thì các mẫu nước (chỉ tiêu nhiệt độ, DO, pH, độ trong, độ mặn, độ kiềm, COD, TSS, H2S) tại 7 điểm quan trắc vùng nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Hà Tĩnh đều trong giới hạn cho phép.

ha-tinh.jpg
Ảnh minh họa

Mật độ tảo tại các điểm quan trắc nguồn cấp giao động từ 1.429- 858.886 tế bào/ lít. Trong đó nguồn cấp tại Cẩm Lộc có mật độ cao nhất (858.886 tế bào/ lít ), kế đến là Đan Trường (16.843 tế bào/ lít), Thạch Châu (13.943 tế bào/ lít), Kỳ Ninh (8.512 tế bào/ lít)…Kết quả phân tích thành phần tảo độc phát hiện tại nguồn cấp Hói Lỗ xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, tảo độc Prorocentrum micans với mật độ thấp (655 tế bào/ lít).

Đại diện Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết, kết quả quan trắc mẫu nước ở các vùng nuôi trồng thủy sản cơ bản đều trong giới hạn cho phép. Ngành thủy sản tiếp tục tuyên truyền, khuyến cáo đối với nguồn cấp tại các điểm Kỳ Ninh, Kỳ Thư, Cẩm Lộc, Thạch Hạ và Đỉnh Bàn, các cơ sở nuôi không nên cấp trực tiếp nước vào ao nuôi trong thời gian này.

Nếu cần thiết phải lấy nước để cấp cho các ao nuôi, các hộ nuôi cần bơm nước vào ao lắng lọc qua túi lọc, khử trùng nước bằng các hóa chất được phép lưu hành, chạy quạt khí để loại bỏ tồn dư hóa chất khử trùng trước khi cấp vào ao nuôi. Đặc biệt, cần tiếp tục theo dõi mật độ tảo độc tại điểm quan trắc Kỳ Ninh để có các biện pháp xử lý phù hợp, hiệu quả.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Hà Tĩnh: Nước ở các vùng nuôi trồng thủy sản cơ bản trong giới hạn cho phép
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.