sapo(1).jpg

    Đại tá Nguyễn Đăng Tiến càng thêm yêu thương, trân trọng, khâm phục, tôn vinh và lòng tự hào dân tộc nhiều đến như vậy khi được tận mắt chứng kiến khung cảnh biển, đảo rộng lớn, những con người Việt Nam ở đó đã, đang từng ngày chống chọi với cái nắng, cái gió, sóng biển nhiều cấp độ và những trận mưa bão hằng năm; Những con người không sợ hy sinh và bất chấp hiểm nguy của kẻ thù; Với quyết tâm không hề lay chuyển là bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo Việt Nam: “Đảo là nhà, biển cả là quê hương”.

anh-1.jpg

Niềm vui xen lẫn niềm tự hào, vinh dự và xúc động khi biết tin mình có tên trong danh sách cùng Đoàn công tác số 9 ra thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1. “Cảm xúc cứ lâng lâng khôn tả ngay từ đó”, Đại tá Nguyễn Đăng Tiến tâm sự.

Trong suốt hải trình từ khâu tổ chức, đưa đón các Đoàn lên tàu Kiểm ngư Việt Nam, các hoạt động sinh hoạt giao lưu văn hóa, lễ viếng các anh hùng liệt sĩ trên tàu, thăm các Đảo theo chương trình thật thiêng liêng, trang nghiêm, nồng ấm, nghĩa tình cho đến giây phút rời tàu, kết thúc hành trình. Đại tá Nguyễn Đăng Tiến xúc động kể lại: “Tôi đã lặng người nhìn vòng hoa, những bông hoa cúc vàng và biết bao con hạc giấy do chính các đại biểu trong Đoàn công tác đã tự tay gấp và thả xuống biển, để gửi đến các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, còn nằm lại nơi đây vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc lời tri ân sâu sắc, lòng cảm phục, thành kính từ sâu thẳm trái tim mình”.

Đoàn công tác ra thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 gồm hàng trăm thành viên nhưng tất cả đều thân thiết, gắn bó với nhau như đã quen tự thuở nào, như những người thân quen trở về ngôi nhà chung trên chuyến “tàu kiểm ngư Việt Nam KN-290”. Mưa không ngại, nắng chẳng màng, sóng biển cũng chỉ giống như những đứa trẻ nô đùa thân thương của thời thơ dại đối với các đại biểu. Dù đó là những đại biểu cấp cao, các lãnh đạo, chiến sĩ của lực lượng vũ trang hay các đại biểu ở các đơn vị nhà nước, tổ chức doanh nghiệp hay hiệp hội cũng đều thể hiện ý chí đoàn kết quyết tâm đến thăm bằng được những nơi được ban tổ chức bố trí mà không hề quản ngại khó khăn để tận mắt thấy đảo của ta, đặt bàn tay lên cột mốc chủ quyền Việt Nam.

Thương làm sao, nhớ làm sao, lại càng yêu mến và khâm phục đến nhường nào các cán bộ chiến sĩ, nhân dân trên Quần đảo Trường Sa, các Nhà giàn! Họ đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc, đồng thời cũng đã, đang tô thắm cho màu cờ, sức mạnh và sức sống Trường Sa - Việt Nam trên phần biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Nét văn hóa độc đáo, những truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc nơi Trường Sa thân yêu là niềm kiêu hãnh Việt Nam, như bản anh hùng ca vang mãi.

0932df1c6b52bb0ce243.jpg

Không kể siết, kể chi tiết những cảm xúc của từng chặng đường biển với gần 2.000km cùng tất cả các họat động, sinh hoạt, nghi lễ, thăm viếng, giao lưu… của chuyến hành trình công tác mà Ban tổ chức đã xây dựng và thực hiện. Đây là chuyến công tác được tổ chức hết sức chu đáo, bài bản, trang trọng có ý nghĩa và rất sâu sắc đối với tôi và các đại biểu, đặc biệt là các đại biểu ở chung phòng số 2 của chuyến công tác với những người từ các đơn vị khác nhau. Chúng tôi thăm hỏi, chia sẻ nhau từng ly trà, ly rượu nhạt, hay miếng xoài thơm, bàn luận và chọn đặt tên cho bức ảnh một nữ quân nhân đang dương cao lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam giữa trời lộng gió trên đảo. Đây là bức ảnh mà bạn chung phòng đã chụp trên đảo Trường Sa cũng như những cảm nhận cho chuyến đi để rồi quên cả nỗi nhớ nhà.

anh-3.jpg

Tôi cũng là người đươc đi nhiều nơi trong nước và cả nước ngoài, nhưng chuyến công tác đi Trường Sa lần này để lại những cảm xúc sâu lắng nhất về tình yêu quê hương đất nước, nhất là biển đảo của Tổ quốc mà các thế hệ cha anh đã, đang sống, chiến đấu, hy sinh đầy quả cảm. Chuyến đi cũng cho chúng tôi hiểu và thấm thía hơn những bài học, càng thêm yêu Tổ quốc mình, yêu chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc ta, truyền thống đoàn kết gắn bó anh em, đồng chí đồng đội, các đại biểu gần nhau hơn. Đặc biệt là đối với chủ quyền biển đảo của Tổ quốc khi mà trước đó, tôi cũng chỉ được thấy trên phim ảnh và các tài liệu.

Cả một hải trình dài, Quần đảo Trường Sa đã được chúng tôi thu vào tâm tưởng. Trường Sa thân yêu, “Quần đảo tím hiên ngang/Thiên hùng ca ngời sáng”. Nơi đây có cầu tàu vững chắc, có cổng chào hiên ngang, có những ngôi chùa linh thiêng, có Đài tưởng niệm Liệt sĩ, Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, có bệnh xá cấp độ 2, có hội trường, nhà khách, khu nhà ở sinh hoạt, vườn rau, sân thể thao, âu tàu, nhà dân…, Đại tá Nguyễn Đăng Tiến kể lại.

Trong niềm xúc động dâng trào của giây phút chia xa, Đại tá Nguyễn Đăng Tiến và các đại biểu sẽ còn nhớ mãi không quên: Những chiến sĩ, người dân ở đảo xếp hàng dài trên bến cảng, Đoàn công tác đứng chật hành lang trên các tầng của boong tàu, tất cả cùng gọi nhau, cùng hát và cùng khóc. Từ những cánh tay nhỏ xíu của những em bé “sinh ra ở Trường Sa” vẫy chào tạm biệt, đến những giọt nước mắt lăn dài trên má người trở về đất liền đầy lưu luyến. Hai bên gần ngay trước mắt mà chẳng biết khi nào gặp lại. Chỉ biết, khi tàu rời Trường Sa, Trường Sa càng nhỏ dần trong tầm mắt thì nỗi nhớ, tình cảm tha thiết, bâng khuâng lại càng lớn thêm lên.

anh-4.jpg

Xúc động và cảm kích khi được đặt chân tới Trường Sa, Đại tá Nguyễn Đăng Tiến bày tỏ: Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo các cấp, lãnh đạo Đoàn công tác, các Đoàn đại biểu và toàn thể anh/chị em thủy thủ-phục vụ… trên tàu KN-290 đã mang lại cho Đoàn công tác hải trình đến với Trường Sa, Nhà giàn DK1 hoàn hảo, mỹ mãn! Đặc biệt là đã để lại nhiều xúc cảm sâu sắc, khó phai trong từng đại biểu. Chuyến đi cũng khẳng định sự đoàn kết, thống nhất của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang với các cơ quan, đơn vị tổ chức nhà nước, xã hội. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công”.

line-copy.png
chan-trang.jpg
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hải trình Trường Sa (kỳ 4): Đại tá Nguyễn Đăng Tiến - Chuyến công tác Trường Sa để lại cho tôi nhiều cảm xúc khó phai