Hội thảo “Đánh giá thực trạng về an ninh nguồn nước tại Thái Nguyên gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới”

Thu Hà – Thế Đoàn|29/07/2020 12:54
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Sáng ngày 29/7/2020, tại Thái Nguyên, Hội nước sạch và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Quỹ Nước sạch và Bảo vệ Môi trường Việt Nam đã đồng phối hợp cùng Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực trạng về an ninh nguồn nước tại Thái Nguyên gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới”.

Xem VIDEO: Hội thảo “Đánh giá thực trạng về an ninh nguồn nước tại Thái Nguyên gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới”

Tham dự Hội thảo, có ông Nguyễn Xuân Lai – Tổng thư ký Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, bà Phạm Thị Xuân – Phó Chủ tịch Hội, ông Nguyễn Văn Toàn – Phó chủ tịch Hội kiêm Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống, ông Nguyễn Đức Thắng – Phó Chủ tịch Hội kiêm Chủ tịch Quỹ nước sạch & Bảo vệ môi trường Việt Nam, ông Hoàng Cường Quốc – ủy viên Ban Thường vụ Hội NS&MT Việt Nam, Chủ tịch Hội NS&MT tỉnh Thái Nguyên, ông Mai Phúc Toàn – Nguyên chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, ông La Hồng Chung – Giám đốc Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn Thái Nguyên, ông Nguyễn Hoàng Sâm – Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường tỉnh Bắc Giang và đại biểu thuộc Hội Nước sạch và Môi trường tỉnh Bắc Giang, Viện Vật lý – Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, đại diện sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Mặt trận tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, công ty nước sạch Thái Nguyên cùng các Công ty, Hợp tác xã cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bản tỉnh Thái Nguyên.

Ngoài ra, Hội thảo có sự tham dự của các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và tỉnh Thái Nguyên.

Đoàn chủ trì Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, thay mặt Hội NS&MT tỉnh Thái Nguyên ông Hoàng Cường Quốc đã gửi lời chào mừng đến các đại biểu tham dự Hội thảo và cho biết Hội thảo “Đánh giá thực trạng về an ninh nguồn nước tại Thái Nguyên gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới” là cơ hội để nêu ra thực trạng cũng như thách thức về bảo vệ an ninh nguồn nước của tỉnh Thái Nguyên từ đó đề xuất một số giải pháp bảo vệ an ninh nguồn nước nhằm giúp cho công tác bảo vệ an ninh nguồn nước ngày càng hoàn thiện.

Ông Nguyễn Xuân Lai – Tổng thư ký Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Như chúng ta đã biết, thách thức về an ninh nguồn nước đã có từ lâu, nhưng ngày nay dưới sức ép của việc phát triển mạng của các ngành kinh tế và gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa nhanh, cùng với tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra nhanh hơn dự đoán đã làm cho các thách thức càng trở nên hiện hữu và nguy hiểm hơn.

Ông Hoàng Cường Quốc – ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường tỉnh Thái Nguyên phát biểu tại khai mạc Hội thảo

Đặc biệt, từ sau sự cố ô nhiễm nguồn nước sông Đà cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội năm 2019 đã ảnh hưởng đến cuộc sống của gần một triệu người dân sống tại phía Tây Nam thành phố Hà Nội là một “hồi chuông” cảnh báo đòi hỏi các địa phương trong đó có Thái Nguyên phải sớm có những giải pháp mang tính tổng thể.

Tỉnh Thái Nguyên đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa với tốc độ cao nên nhu cầu về sử dụng nước cho sản xuất và nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt của người dân ngày càng tăng cao, trong khi trữ lượng nguồn nước có hạn, đang tiềm ẩn nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm rất cao. Chính vì vậy, vấn đề an ninh nguồn nước đã được tỉnh Thái Nguyên quan tâm từ rất sớm.

Để thực hiện tốt các quy định của nhà nước về bảo vệ an ninh nguồn nước, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 3105/QĐ-UBND ngày 27/9/2019 về phê duyệt phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt cho các công trình đã cấp phép khai thác, sử dụng nước phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chia sẻ tại hội thảo, bà Phạm thị Xuân – Phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Tài nguyên nước đã được xác định là tài nguyên chiến lược thứ hai sau tài nguyên con người và việc đảm bảo an ninh nguồn nước có vai trò cốt lõi đảm bảo phát triển bền vững. Việc đảm bảo an ninh nguồn nước là nội dung quan trọng hàng đầu của bảo đảm an ninh môi trường – một trong ba trụ cột phát triển bền vững của đất nước. Chính vì vậy, yêu cầu của phát triển bền vững về nguồn nước là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm nguồn nước, đảm bảo các chỉ số nguồn nước an toàn trong giới hạn cho phép, bảo vệ tốt nguồn nước sống; bảo vệ được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học, phòng chống có hiệu quả các loại tội phạm về nguồn nước; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng nguồn nước, nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước sống của doanh nghiệp và người dân.

Bà Phạm thị Xuân – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam tham luận tại Hội thảo

Ông Nguyễn Văn Toàn – Phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam kiêm Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống cũng cho rằng: An ninh nguồn nước đang trở thành một trong những thách thức lớn cho tương lai của Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều năm nay công tác truyền thông về bảo vệ an ninh nguồn nước ở Việt Nam chưa được chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng quan tâm đúng mức. Mặc dù, chính phủ Việt nam đã ban hành nhiều điều luật liên quan tới bảo vệ nguồn nước lưu vực các sông, hồ, kênh rạch. Tuy nhiên, tình trạng suy giảm chất lượng nguồn nước tại Việt Nam vẫn đang diễn biến theo chiều hướng xấu. Tình trạng các Khu, cụm công nghiệp, các khu dân cư xả nước thải trái phép gây ô nhiễm các dòng sông khiến chất lượng nước suy giảm. Do vậy, trong thời gian tới, công tác truyền thông về bảo vệ an ninh nguồn nước cần phải được triển khai, quán triệt từ trung ương đến địa phương và các tổ chức chính trị xã hội.

Ông Nguyễn Văn Toàn – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tham luận tại Hội thảo

Ngoài ra, tại hội thảo, các đại biểu cũng đã nghe một số bài trình bày tham luận của các nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực an ninh nguồn nước cụ thể gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới tại Thái Nguyên, trong đó tập trung về các chủ đề như: Thực trạng về an ninh nguồn nước tại Thái Nguyên gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới; Cơ chế, chính sách của tỉnh về bảo vệ an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Thực trạng, những giải pháp về đảm bảo chất lượng cung cấp nước sạch cho người dân đô thị trên địa bàn tỉnh; Công tác giám sát, đề xuất giải pháp về an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Đề xuất giải pháp an ninh nguồn nước và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước cho người dân nông thôn; Thực trạng về vấn đề bảo vệ an ninh nguồn nước và giải pháp tại Việt Nam,…..

Có thể nói an ninh nguồn nước là vấn đề có tính thời sự trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. Đảm bảo an ninh nguồn nước là đảm bảo điều kiện sống cho con người, góp phần quan trọng vào việc ổn định xã hội, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. Ngược lại an ninh nguồn nước bị xâm hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của người dân, tạo ra xung đột xã hội giữa người dân với doanh nghiệp, xung đột người dân với chính quyền, xung đột giữa quốc gia giữa nước ta với các nước có có cùng lợi ích, gây ra những bất ổn xã hội, ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại, đến an ninh quốc gia, kiềm chế sự phát triển kinh tế, xã hội. Đảm bảo an ninh nguồn nước sẽ là điều kiện tạo ra sự ổn định xã hội, giải quyết hài hòa các lợi ích về nguồn nước, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển bền vững của đất nước.

Một số hình ảnh của các đại biểu tham luận tại Hội thảo:

Toàn cảnh buổi Hội thảo 

Ông Nguyễn Đức Thắng – Phó Chủ tịch Hội kiêm Chủ tịch Quỹ nước sạch & Bảo vệ môi trường Việt Nam

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên tham luận tại Hội thảo

Đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên tham luận tại Hội thảo

Đại diện Viện Vật lý – Viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo

Đại diện UBND xã Phúc Trìu (TP. Thái Nguyên) phát biểu tham luận tại Hội thảo

Ông Đào Ngọc Lan – Giám đốc HTX dịch vụ cấp nước sinh hoạt và VSMT xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ phát biểu tham luận tại Hội thảo

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Thu Hà – Thế Đoàn

Bài liên quan
  • An ninh nguồn nước tại Việt Nam – Bài 3: Cần có hành lang pháp lý đủ mạnh
    Moitruong.net.vn – Vụ đổ trộm dầu thải ra khe núi gần Suối Trâm tại hai xã Phúc Minh và Phúc Tiến (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng chục nghìn người dân Thủ đô Hà Nội. Từ sự cố này, đã cho thấy nhiều lỗ hổng trong vấn đề giám sát, quản lý nguồn nước; đồng thời đặt ra vấn đề quy hoạch, đảm bảo an ninh nguồn nước lâu dài.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hội thảo “Đánh giá thực trạng về an ninh nguồn nước tại Thái Nguyên gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới”