Hơn 51% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chuẩn Bộ Y tế

Minh Châu|30/11/2020 11:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Đến nay cả nước đã có 88,5% người dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và 51% được sử dụng nước sạch.

Sáng 30/11, tại TP Sóc Trăng, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng với UBND tỉnh Sóc Trăng và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tổ chức hội nghị “Đánh giá kết quả thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ – TTg, ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ”.

Hiện nay, cả nước còn trên 30 triệu người dân chưa được tiếp cận nước sạch theo quy chuẩn Việt Nam

Trong những năm qua, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình, dự án về nước sạch và vệ sinh nông thôn, công tác cấp nước sạch nông thôn trong đó có cấp nước cho trường học và trạm y tế đã đạt được nhiều thành quả.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ Trưởng Bộ NN-PTNT cho biết: Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch cho môi trường nông thôn đã được Chính phủ phê duyệt vào ngày 25/8/2000 tại Quyết định 104/2000/QĐ-TTg. Sau đó ngày 16/4/2004, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg về Chương trình tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.

Qua gần 20 năm thực hiện chiến lược đã có 88,5% người dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và 51% được sử dụng nước sạch đây là tín hiệu hết sức khả thi. Ngoài ra, có 75,2% người dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh. Có 12,7 triệu hộ vay vốn theo các Chương trình về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62.

Thực hiện các công trình nước sạch nông thôn theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025. Ưu tiên các tỉnh thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ lụt, ngập úng (6 tỉnh ĐBSCL), vùng khan hiếm nước miền núi phía Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên) khoảng 1.500 tỷ đồng.

Các công trình cấp nước nông thôn trong Đề án an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn, hồ đập giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết của Quốc Hội. Các công trình dự kiến vay vốn Ngân hàng Thế giới cho cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu cho ĐBSCL và miền Trung (khoảng 400 triệu USD).

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây hạn hán thiếu nước, xâm nhập mặn tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; Hưởng ứng tuần lễ quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn chủ đề “Nước sạch nông thôn trong điều kiện hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và dịch bệnh” với mục đích nâng cao hiểu biết, trách nhiệm, sự tham gia, cam kết của gia đình, cộng đồng, ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và chính quyền địa phương về tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh hộ gia đình để bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Minh Châu

Bài liên quan
  • Xử lý chất thải nhựa ở khu vực biển Đông Á
    Moitruong.net.vn – Từ ngày 24 – 26/11, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chủ trì, phối hợp với Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp Quốc) và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tổ chức Hội nghị quốc tế về các giải pháp xử lý chất thải nhựa khu vực các biển Đông Á năm 2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hơn 51% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chuẩn Bộ Y tế