MTCS - Là trung tâm văn hóa - chính trị - kinh tế - xã hội của cả nước, tuy nhiên, chất lượng không khí tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục ở mức "báo động đỏ", thậm chí là lên mức "nâu". Quá trình đô thị hóa diễn ra "chóng mặt" cùng với lượng dân cư và xe cộ quá tải đã khiến vấn đề ô nhiễm không khí trở thành "cơn khủng hoảng" đối với các đô thị.
Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhất là tại các thành phố lớn. Điển hình tại Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới. 3,5 triệu người dân thủ đô bị ảnh hưởng bởi mức bụi gấp 5 lần tiêu chuẩn của WHO.
Chiều 19/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam khẩn trương, nghiêm túc thực hiện các biện pháp cấp bách liên quan đến vấn đề ô nhiễm tại sân bay Long Thành.
Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện các biện pháp khắc phục, bảo vệ môi trường của chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 cho thấy từ tháng 11/2023 đến nay, ô nhiễm bụi đỏ tại khu vực thi công vượt quy chuẩn quy định từ 1,24 đến 2,98 lần.
Những năm gần đây, UBND TP. Hà Nội đã mạnh tay xử lý sai phạm về hoạt động của các bến bãi trung chuyển vật liệu xây dựng (VLXD) trái phép, không phép. Nhờ đó, tình trạng vi phạm đã thuyên giảm. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những bến bãi trung chuyển VLXD vi phạm mà không bị cơ quan chức năng xử lý triệt để, tồn tại trong thời gian dài.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu các địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí, chủ động ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải.
Theo một nghiên cứu do tờ The Guardian thực hiện cho biết Châu Âu đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về sức khỏe vô cùng nghiêm trọng khi dữ liệu cho thấy có tới 98% người dân sống tại những khu vực bị ô nhiễm không khí nặng nề.
Bộ GTVT đã phối hợp đôn đốc chủ đầu tư ACV chỉ đạo các nhà thầu thực hiện nghiêm các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi được phê duyệt. Đến nay, tình trạng ô nhiễm không khí khu vực xung quanh khu vực dự án đã được cải thiện.
Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Nghệ An đã chỉ ra hàng loạt sai phạm về bảo vệ môi trường, an toàn lao động tại Công ty TNHH Châu Tiến (đóng ở KCN Nam Cấm, Nghi Lộc, Nghệ An), nơi từng phát hiện nhiều công nhân bị mắc bụi phổi, tử vong
Nhiều nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí đang khiến tình trạng kháng thuốc kháng sinh tăng theo thời gian và có thể xảy đến với các quốc gia trên thế giới.
Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai sẽ phối hợp cùng các đơn vị liên quan giám sát việc thực hiện phương án giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành với tần suất 2 tuần/lần.
Liên quan đến việc phát tán bụi trong quá trình thi công dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, theo đoàn kiểm tra của Bộ TNMT, nguyên nhân do AVC thực hiện tưới nước không đầy đủ tại các vị trí như nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
Tình trạng ô nhiễm bụi trong không khí tại một số địa phương, đặc biệt là Bắc Bộ đang diễn biến xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Đoàn liên ngành sẽ kiểm tra mức độ ô nhiễm bụi vượt mức cho phép tại công trường xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai) trong 15 ngày.
Liên quan đến tình trạng ô nhiễm bụi trong không khí tại một số địa phương, đặc biệt là Hà Nội và các tỉnh lân cận đang có diễn biến xấu, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đề nghị các Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung nguồn lực tăng cường các biện pháp xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải.
Tình trạng ô nhiễm môi trường do thi công dự án sân bay Long Thành gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa vào cuộc kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trước tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày càng trở nên trầm trọng, Chính phủ Thái Lan đẩy mạnh các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề này. Trước tiên, áp dụng ở 3 khu vực gồm: thành phố, khu sản xuất nông nghiệp và các khu rừng.
Chỉ số chất lượng không khí được đo vào sáng ngày 7/11 ghi nhận tại Hà Nội là 176, nồng độ PM2.5 hiện cao gấp 11.6 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.
Hà Nội đứng thứ 6 trong xếp hạng các tỉnh, thành phố có nồng độ bụi mịn (PM2.5) cao nhất toàn quốc. Theo dự báo của WB, nồng độ PM2,5 tại Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục tăng từ nay cho đến năm 2030.
Đô thị hóa đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đáp ứng sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, khi thiếu các giải pháp đồng bộ thì tạo ra một số hệ quả đối với đô thị, trong đó có vấn đề môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng.