Phát triển nông nghiệp bền vững (Bài 2): Thích ứng và thuận thiên

Tuấn Kiệt|07/09/2023 08:30

Trước diễn biến phức tạp khó lường của thời tiết cực đoan, những năm qua, việc sản xuất nông nghiệp của người dân bị ảnh hưởng. Ngành Nông nghiệp đang tập trung vận động, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái nông nghiệp

Biến đổi khí hậu là một mối đe doạ tiềm năng theo cấp số nhân đến sản xuất nông nghiệp. Ước tính đến năm 2050, năng suất tại các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới có thể giảm từ 10-20%. Trong khi đó dân số thế giới tăng lên 9 tỉ người, và Việt Nam ước tính tăng lên đến khoảng 111 triệu người (cao hơn hiện tại 23%).

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nơi cư trú tự nhiên và các hệ sinh thái nông nghiệp: Các hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm cây trồng và động vật di cư về các cực và trên các triền dốc. Động vật hay sinh vật có lợi như ong hay vi sinh vật trong lòng đất có thể chết hoặc biến mất. Điều này có thể đe dọa đến việc canh tác bền vững.

Sự nóng lên của trái đất ảnh hưởng đến sản lượng của chăn nuôi do thay đổi số lượng và chất lượng thức ăn.

Nông nghiệp đặc biệt nhạy cảm với thời tiết vì nó phụ thuộc vào nước mưa và sinh kế của phần lớn người dân Việt Nam phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp khi họ làm việc trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, vận chuyển và nhà hàng.

An ninh lương thực có thể bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu theo nhiều cách. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nước và nhiệt độ. Sâu bệnh trên cây trồng, con người và động vật liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ và độ ẩm.

Khí hậu khô gia tăng nguy cơ cháy rừng. Lượng lương thực thực phẩm được sản xuất cũng ảnh hưởng đến giã và nhu cầu - và toàn chuỗi cung cấp. Đối với các cây trồng xuất khẩu toàn cầu như cả phê, nông dân Việt Nam có thể bị ảnh hưởng do mất mùa.

Ngày nay nhiều người dân Việt Năm mua thực phẩm thay vì tự sản xuất. Nếu giá thực phẩm tăng thì các hộ gia đình sẽ phải chi thêm nhiều tiền từ thu nhập để mua thực phẩm. Vì thế họ sẽ mua ít thực phẩm hoặc mua các loại thực phẩm khác rẻ hơn, hoặc dành ít tiền hơn cho các khoản chi tiêu khắc

Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực, dinh dưỡng, nghèo đói và sinh kế của người dân.

phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-5.png
Biến đổi khí hậu tác động đến hệ sinh thái nông nghiệp, cây trồng, động vật

Nông nghiệp vừa là nguyên nhân, vừa là hướng giải quyết cho biến đổi khí hậu

Nguyên nhân đến từ các cánh đồng ngập nước và nuôi trồng thuỷ sản sản. Chúng sinh ra khí CH từ việc mục rữa các chất hữu cỜ và sử dụng quá nhiều phân (N,O). Ngoài ra, các loài động vật nhai lại thải ra khí CH,. Các dụng cụ và máy móc nông nghiệp sử dụng nhiên liệu hoa thạch cũng góp phần ra tăng khí hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm không khí.

Chặt phá rừng làm mất đi nơi chứa các-bon trong sinh khối và đất, đồng thời ra tăng tình trạng sạt lở và xói mòn đất cũng như ảnh hưởng đến tiểu khí hậu do mất đi bóng mát.

Đẩy mạnh cơ cấu lại, phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới

Theo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2016-2020 tại Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, NNCNC, thông minh, thích ứng với BĐKH”.

Cùng với đó, chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030 chỉ rõ: “Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, khai thác và phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại…; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường; nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng của nông nghiệp, nông dân với BĐKH từng vùng, miền”; “Chủ động thích ứng với BĐKH, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh”.

Nguyên nhân do, thứ nhất, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, việc tận dụng cơ hội là hết sức quan trọng để áp dụng những công nghệ mới nhất có tính đột phá trong phát triển nông nghiệp, tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững đất nước; thứ hai, nền kinh tế nước ta phát triển theo chiều rộng đã tới hạn, cần đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu; thứ ba, BĐKH vừa là vấn đề cấp bách toàn cầu, vừa là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia.

phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-3.jpg
Ngành Nông nghiệp đang tập trung vận động, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa)

Để triển khai Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), thích ứng với BĐKH, trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ một số định hướng giải pháp cơ bản sau:

Một là
, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách phát triển CNC trong nông nghiệp, thích ứng với BĐKH. Xem xét thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù cho các vùng chuyên canh; thúc đẩy hợp tác quốc tế để hỗ trợ ngành nông nghiệp thích ứng với BĐKH và phát triển sinh kế bền vững. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; bảo vệ và phát triển rừng gắn với xóa đói giảm nghèo…

Hai là
, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch sản xuất. Kết hợp giữa cơ cấu lại theo nhóm sản phẩm chủ lực với cơ cấu lại theo lĩnh vực và cơ cấu lại theo vùng. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp. Kiểm soát chặt chẽ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Xây dựng quy trình canh tác cho các cây trồng chủ lực tại mỗi vùng, bảo đảm năng suất, bảo vệ đất, có khả năng thích ứng với BĐKH.

Ba là
, thúc đẩy ứng dụng CNC trong nông nghiệp; ưu tiên phát triển giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng với điều kiện các vùng sinh thái. Đổi mới tổ chức sản xuất và thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị; Nghiên cứu và ứng dụng CNC trong sản xuất, chế biến, triển khai các chương trình nghiên cứu trọng điểm. Thực hiện chuyển giao công nghệ, lựa chọn nhập khẩu CNC thuộc danh mục ưu tiên, nghiên cứu, thử nghiệm, làm chủ và thích ứng với điều kiện thực tế của từng vùng, miền.

Bốn là
, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào NNCNC; Nhân rộng mô hình trung tâm/vườn ươm tạo doanh nghiệp NNCNC. Khuyến khích nông hộ làm NNCNC. Đẩy mạnh xúc tiến, tìm kiếm thị trường, thực hiện chuỗi liên kết - tiêu thụ. Khai thác hiệu quả cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại; Nâng cao năng lực phân tích, nghiên cứu, dự báo thị trường.

Năm là
, xây dựng hệ thống và cơ chế giám sát tài nguyên, môi trường và BĐKH; dự báo, cảnh báo thiên tai, ô nhiễm và thảm họa môi trường, dịch bệnh. Nâng cao năng lực nghiên cứu, giám sát BĐKH, dự báo khí tượng, thủy văn và cảnh báo thiên tai; năng lực chủ động phòng tránh, giảm nhẹ, năng lực chống chịu và thích ứng với BĐKH. Chủ động, tích cực hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH.

Sáu là
, đổi mới phương pháp đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp, tài nguyên, môi trường, phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH. Gắn đào tạo với thị trường, đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh. Thực hiện chỉ tiêu đến năm 2025, tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 55%. Có chính sách thu hút các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ trẻ làm việc trong ngành nông nghiệp.

Phát triển NNCNC, thích ứng với BĐKH là một chủ trương hoàn toán đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, giúp thay đổi bức tranh nông nghiệp nước nhà, đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển trong thời đại CMCN4.0.

Chủ động thích ứng là việc làm cấp thiết

Từ những thách thức do tác động của biến đổi khí hậu buộc các địa phương trong cả nước, đặc biệt là vùng ĐBSCL phải chủ động thích ứng với BĐKH dựa trên sự biến động của nguồn nước. Nhiều địa phương đã coi nước mặn, nước lợ là tài nguyên cho phát triển. Một số nơi, người dân và doanh nghiệp đã thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy dựa trên tăng diện tích, sản lượng sang tư duy kinh tế nông nghiệp, sản xuất theo nhu cầu thị trường... Tinh thần chủ động, linh hoạt thích ứng của các địa phương vùng ĐBSCL sẽ tiếp tục mở ra dư địa, không gian phát triển mới. Đây cũng là những quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL tại quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

phat-trien-nong-nghiep-ben-vung.jpg
Cán bộ nông nghiệp huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) trao đổi kỹ thuật trồng, chăm sóc giống lúa mới trên mô hình cánh đồng mẫu lớn

Thời gian qua, những mô hình nông nghiệp sinh thái, tích hợp “đa tầng, đa giá trị, thuận tự nhiên” xuất hiện ở nhiều địa phương trong vùng như: Mô hình kinh tế dưới tán rừng; mô hình tôm-lúa ở bán đảo Cà Mau; mô hình chuyển đổi từ độc canh cây lúa sang đa canh, xen canh đã tăng thu nhập cho nông dân vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên; mô hình sản xuất thích ứng với hạn mặn ở các tỉnh duyên hải; các mô hình du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn đang tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực. Để chủ động thích ứng, các nhà khoa học tại nhiều trung tâm nghiên cứu trong vùng đã kiên trì lai tạo các giống cây trồng chịu hạn, chịu mặn. Nhiều địa phương hợp tác với các nhà khoa học tạo ra những mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn đa dạng về quy mô, dựa vào đặc điểm tự nhiên, tập quán sản xuất. Nhưng nhìn chung, những mô hình, cách làm như trên ở các địa phương vẫn chủ yếu là tự phát, manh mún, chưa có sự liên kết và thiếu tính linh hoạt...

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, trong Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch nông nghiệp hướng đến tính tổng thể, chiến lược chứ không chỉ là phép cộng công thức đơn thuần. Quy hoạch có tính mở, tính linh hoạt tương đối, để có thể chủ động thích ứng với xu thế biến đổi liên tục, không ngừng, đồng thời giải quyết tròn khâu bài toán: Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào? Sự điều phối thị trường nông sản theo chuỗi ngành hàng, tính liên kết vùng, tiểu vùng giữa các địa phương phải được chú trọng ngay từ đầu mùa vụ chứ không phải chỉ tập trung xử lý khi nông sản ùn ứ sau thu hoạch. Mỗi địa phương có thể chủ động mở rộng không gian liên kết, phát triển. Đất đai có thể manh mún, địa giới hành chính có thể bị chia cắt nhưng không gian phát triển không thể manh mún, không gian kinh tế không thể bị chia cắt. Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp là mệnh lệnh cấp thiết đối với sự phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Định hướng phát triển ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL đến năm 2030 sẽ chuyển đổi cơ cấu sản xuất thích ứng với thay đổi về điều kiện tự nhiên theo 3 tiểu vùng sinh thái: Vùng sinh thái ngọt ở thượng nguồn và trung tâm của đồng bằng; vùng sinh thái mặn-lợ ở vùng ven biển và vùng sinh thái chuyển tiếp ngọt-lợ ở giữa đồng bằng. Trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo các vùng sinh thái như trên, bước đầu, ĐBSCL sẽ xác định các phân vùng sản xuất nông nghiệp, gồm vùng an toàn, vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt.

Trong đó, vùng an toàn được xác định là vùng sản xuất có độ an toàn đạt trên 70% trở lên trước tác động của lũ, ngập, mặn và nhu cầu thị trường. Từ đó tập trung nguồn lực để phát triển vùng chuyên canh, chuỗi giá trị, cụm ngành và đẩy mạnh thương mại hóa. Tuy nhiên, việc phân định này cũng mang tính tương đối, sau mỗi chu kỳ 5-10 năm sẽ tiến hành đánh giá lại biến động của nguồn nước, đất đai và thị trường để có điều chỉnh phù hợp. Song song với đó, các sản phẩm chiến lược được phát triển theo 3 trọng tâm với thứ tự ưu tiên là thủy sản, trái cây và lúa gạo, dựa trên nguyên lý phát huy tối đa tính thích ứng tự nhiên của các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới và theo nhu cầu thị trường.

Từ kinh nghiệm của Hà Lan trong thích ứng với BĐKH, ứng phó với nước biển dâng, bà Elsbeth Akkerman, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam khuyến nghị, chuyển đổi nông nghiệp ở vùng ĐBSCL nên được tiến hành theo nguyên tắc, một mặt là “thuận thiên” và phù hợp với điều kiện sinh thái tự nhiên, mặt khác, lấy nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường làm nguyên tắc hàng đầu. Bên cạnh đó, vành đai rừng ngập mặn và vùng ven biển ĐBSCL đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng. ĐBSCL không thể chỉ dựa vào các công trình cứng (đê biển), bởi bờ biển, đê biển vẫn có thể bị xói lở. Do đó, cần áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên thông qua tái trồng rừng ngập mặn kết hợp với nuôi cua, ngao, tôm... phù hợp với việc bảo tồn đa dạng sinh học, lưu trữ carbon và bảo vệ bờ biển.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển nông nghiệp bền vững (Bài 2): Thích ứng và thuận thiên