Tỷ lệ mắc mới tiểu đường đang ngày càng gia tăng. Năm 2019, Việt Nam có khoảng 5,7% dân số mắc bệnh tiểu đường type II, tương đương với khoảng 3,8 triệu người. Tiểu đường là tình trạng tăng đường huyết mạn tính do rối loạn bài tiết insulin, hoặc do giảm tác dụng chuyển hóa của insulin, cũng có thể do sự phối hợp của cả hai yếu tố trên. Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt sẽ sớm gây ra nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận…
Chế độ ăn giữ một vai trò rất quan trọng giúp giảm chỉ số đường huyết. Bên cạnh đó, việc tăng cường hoạt động thể lực cũng rất cần thiết.
Gạo lứt nguyên cám
Thực phẩm đầu tiên phải kể đến để phòng chống bệnh tiểu đường đó là gạo lứt nguyên cám. Vì chúng còn giữ nguyên cám nên hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng khá cao, đồng thời chỉ số glycemic trong gạo lứt thấp hơn so với gạo trắng, do đó hàm lượng đường hấp thụ vào cơ thể cũng ít hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng gạo lứt rang để nấu cơm ăn thay vì sử dụng gạo trắng hoặc để vậy nấu trực tiếp. Đồng thời nên lưu ý lựa chọn gạo lứt chất lượng, nguyên cám để đảm bảo hàm lượng dưỡng chất hấp thụ vào cơ thể cao.
Bông cải xanh
Bông cải xanh là thực phẩm dẫn đầu bảng nhóm rau xanh tốt cho sức khỏe với hàm lượng dinh dưỡng cao, nhất là vitamin C và các chất chống oxy hóa có khả năng tạo cảm giác no lâu trong nhiều giờ liền. Đặc biệt đây được xem là thực phẩm “khắc tinh” của bệnh tiểu đường nhờ vào hàm lượng lớn hoạt chất sulforaphane có khả năng kiểm soát tốt đường huyết nhất là ở các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đồng thời làm giảm các tổn thương đến các tế bào do bệnh tiểu đường gây ra Ngoài ra bông cải xanh còn là thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh ung thư hiệu quả và cực kỳ được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày.
Đậu đen
Thành phần của đậu đen có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như protein, chất xơ, canxi, kali, phốt pho... Chỉ số đường huyết có trong đậu đen là khoảng 55. Điều này khiến loại thực phẩm trở thành lựa chọn ăn kiêng cho những ai có nồng độ đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường.
Cà rốt
Cà rốt giàu chất xơ, carotene và khoáng chất. Một chế độ ăn uống giàu chất xơ là một phần thiết yếu của việc quản lý lượng đường trong máu.
Quả bơ
Bơ giàu chất xơ và vitamin cũng như chất béo lành mạnh. Chất béo không bão hòa đơn có trong quả loại quả này có thể hỗ trợ làm tăng độ nhạy insulin của cơ thể. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu một cách tích cực.
Trứng
Với hàm lượng protein dồi dào, trứng là một trong những thực phẩm ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả bằng cách làm cơ thể no lâu, kiểm soát cơn thèm ăn thông qua việc ngăn ngừa biến đổi ở cả glucose, dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất và làm giảm độ nhạy cảm với insulin sau bữa ăn. Một vài nghiên cứu cho thấy, mỗi ngày ăn 2 quả trứng vào bữa sáng giúp người béo phì, thừa cân giảm trọng lượng cơ thể đến 65%.
Cam, quýt
Chứa hàm lượng chất xơ cao nên các loại trái cây họ cam quýt không làm tăng lượng đường trong máu. Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa, lượng đường trong máu vẫn ổn định, vì đường không vào máu nhanh và tốc độ hấp thụ đường bị chậm lại. Điều này giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết và điều chỉnh việc giải phóng insulin để giữ cho lượng đường trong máu được ổn định.
Cam, quýt thực sự được coi là một loại thực phẩm có hàm lượng glycemic thấp nhờ hàm lượng chất xơ hòa tan, khiến chúng trở thành một lựa chọn trái cây tốt cho những người mắc bệnh đái tháo đường typ 2. Tuy nhiên, nên ăn trái cây thay vì uống nước ép. Ngoài ra, cam và tất cả các loại trái cây họ cam quýt khác là nguồn cung cấp vitamin C và folate chống ôxy hóa, cũng như kali giúp giữ huyết áp trong tầm kiểm soát.
Các loại hạt
Các loại hạt hầu hết đều giàu chất béo và protein lành mạnh, vitamin, khoáng chất. Một số loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều... có khả năng chuyển hóa chất béo và lượng đường trong cơ thể. Điều này giúp bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể.