Bước vào mùa khô hạn, nước trên các con sông, kênh, rạch đồng bằng sông Cửu Long ngày càng xuống thấp đồng thời với xâm nhập mặn bắt đầu lấn sâu vào nội đồng, đe dọa sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân.
Cà Mau nhận định, mùa mưa năm 2024 sắp kết thúc, chính vì vậy đề nghị các địa phương trong vùng ngọt hóa chủ động điều tiết và tích trữ nước ngọt phục vụ sản xuất và đời sống của người dân trong mùa khô năm 2024-2025.
Hạn mặn tiếp tục diễn biến phức tạp khiến người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn phải đối mặt với tình trạng “khát nước”. Mặc dù đã có nhiều giải pháp tình thế được triển khai nhưng các địa phương vẫn cần có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm.
Để chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn năm 2024, UBND tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng các kịch bản ứng phó, đồng thời kiến nghị Trung ương hỗ trợ 1.125 tỷ đồng đầu tư xây dựng công trình ứng phó hạn mặn.
Vụ lúa hè thu năm 2024, toàn tỉnh Vĩnh Long dự kiến xuống giống khoảng 35.000ha lúa, chia làm 3 đợt từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 5. Người dân chủ động các giải pháp lấy nước ngọt để xuống giống tập trung tránh rầy, ứng phó với xâm nhập mặn, đảm bảo hiệu quả canh tác.
Trước nguy cơ nắng nóng kéo dài, hạn hán diễn biến khó lường, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đã ra công văn hướng dẫn các địa phương ở ba khu vực: Trung bộ, Nam bộ và Tây Nguyên triển khai ngay các biện pháp bảo vệ các loại cây ăn trái, cây cà phê, hồ tiêu và lúa...
Ngày 1/4, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Sóc Trăng tổ chức Lễ khởi công công trình cấp nước sinh hoạt khắc phục thiên tai do hạn hán, xâm nhập mặn tại ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề (Sóc Trăng).
Nhờ ứng phó linh hoạt với hạn, mặn và kinh nghiệm thích ứng với biến đổi khí hậu mà thời gian gần đây người dân Hậu Giang đã chủ động xây dựng được nhiều giải pháp linh hoạt, hiệu quả để sản xuất bền vững.
Với giai đoạn cao điểm mùa khô, tỉnh Kiên Giang tập trung triển khai thực hiện phương án với các giải pháp đồng bộ ứng phó hạn mặn, nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp có thể xảy ra.
Theo dự báo, mùa khô năm nay, mặn xâm nhập vào Trà Vinh tương đương đợt hạn mặn năm 2019-2020. Vì vậy, ngành chức năng của tỉnh đã chuẩn bị nguồn nước sạch phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân.
Để chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước cục bộ, xâm nhập mặn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức theo dõi, chủ động triển khai công tác ứng phó.
Cao điểm xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ vào tháng Ba. Các địa phương cần chủ động ứng phó, dự trữ nguồn nước ngọt dồi dào cho tưới tiêu cho rau màu và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân trong mùa khô.
Đến nay, toàn tỉnh Sóc Trăng đã xuống lúa Đông - Xuân (2023 - 2024) hơn 79.000/171.000ha theo kế hoạch. So với năm trước, năm nay vụ lúa Đông - Xuân xuống giống sớm từ 20 - 30 ngày. Việc này nhằm chủ động ứng phó với hạn, mặn.
Theo dự kiến, tổng nhu cầu kinh phí để ứng phó với tình hình hạn hán, thiếu nước, mặn nhập mặn trong mùa khô 2023-2024 của tỉnh Kiên Giang gần 102,6 tỷ đồng.
Trong điều kiện xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vụ Đông Xuân, một số vùng cần rà soát xuống giống sớm vụ Đông Xuân 2023 - 2024, cơ bản hoàn thành trong năm 2023 để phù hợp với tình hình.
Sau những đợt hạn lịch sử vào năm 2016 và 2020, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn luôn ở trong tâm thế sẵn sàng ứng phó với hạn, mặn vào mùa khô hàng năm. Những phương thức “sống chung” với hạn, mặn được bà con vùng đất châu thổ này sử dụng linh hoạt hơn bao giờ hết.
Từ ngày 21 đến 31/5, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần, độ mặn phổ biến tại các trạm ở mức cao hơn so với độ mặn cao nhất tháng 5/2022.
Tại đồng bằng sông Cửu Long, siêu bồn nhựa Plasman đang là sản phẩm chiếm thị phần số 1, được người dân ưu tiên lựa chọn vì đáp ứng được các tiêu chí: chất lượng và độ bền, chống chọi được mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.