Góc nhìn tuần qua

[Góc nhìn tuần qua]: Chủ động ứng phó hạn mặn mùa khô 2025

Ban Biên tập Moitruong.net.vn 22/02/2025 11:00

Bước vào mùa khô hạn, nước trên các con sông, kênh, rạch đồng bằng sông Cửu Long ngày càng xuống thấp đồng thời với xâm nhập mặn bắt đầu lấn sâu vào nội đồng, đe dọa sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân.

Góc nhìn tuần qua: Chủ động ứng phó hạn mặn mùa khô 2025

Trước diễn biến xâm nhập mặn gia tăng trong mùa khô, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ngăn mặn, trữ ngọt nhằm bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, giảm thiểu rủi ro do hạn hán kéo dài.

Mùa khô 2025, hạn hán, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long đến sớm hơn. Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng, mới đầu tháng 2-2025, trên sông Hậu, khu vực Đại Ngãi huyện Long Phú cách cửa sông khoảng 30km, độ mặn đo được là 7,8‰ cao hơn cùng kỳ năm trước 4,5‰; tại xã Song Phụng (huyện Long Phú), cách cửa sông khoảng 41km, độ mặn đo được là 4,3‰ cao hơn cùng kỳ năm trước 3,3‰. Dự báo đến ngày 12-2, rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn trên sông Hậu và sông Mỹ Thanh ở cấp độ I.

Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long tại một số cửa sông đã xuất hiện cao hơn trung bình nhiều năm, thấp hơn các năm xâm nhập mặn lịch sử 2015-2016, 2019-2020 và năm 2023-2024.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia và các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN-PTNT, xâm nhập mặn tiếp tục tăng cao, xâm nhập sâu trong các kỳ triều cường, các đợt xâm nhập mặn cao điểm ở vùng cửa sông Cửu Long khả năng xuất hiện trong các ngày từ 24/2-4/3, 11-15/3, 30/3-02/4; ở các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn từ 24/2-4/3, 11-15/3, 30/3-2/4, 10-13/4/2025.

Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường, vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đưa ra nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm ứng phó hiệu quả với tình trạng này trong đó có những giải pháp công trình. Thời gian qua, hàng loạt Dự án thủy lợi lớn đã được Chính phủ đầu tư ở Miền Tây nhằm giúp ngăn mặn, trữ ngọt, bảo vệ sản xuất.

Những mùa khô gần đây, nước mặn đều xâm nhập sâu vào đồng bằng sông Cửu Long. Các công trình điều tiết nước sớm hoàn thành sẽ giúp các địa phương chủ động ứng phó hiệu quả với thiên tai cực đoan.

Để chủ động ứng phó, hạn chế tác động tiêu cực của những đợt xâm nhập mặn cao điểm trong thời gian tới tại các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long và TP HCM, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, Bộ trưởng các Bộ: NN&PTNT, TN&MT, Xây dựng; Chủ tịch UBND các địa phương tại khu vực ĐBSCL và TP HCM tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Công điện số 128/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Bài liên quan
  • [Góc nhìn tuần qua]: Không chủ quan trước bệnh cúm mùa
    Theo thống kê của WHO, thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em nhiễm cúm mỗi năm. Khoảng thời gian chuyển giao mùa trong năm thay đổi thời tiết từ nắng nóng đến mùa mưa, khô lạnh là điều kiện thích hợp để các loại bệnh cúm theo mùa "hoành hành".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
[Góc nhìn tuần qua]: Chủ động ứng phó hạn mặn mùa khô 2025
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.