Viên nước uống ăn được, một ý tưởng độc đáo để giảm bớt chai nhựa thải ra môi trường

Tú Anh (T/h)|06/07/2019 05:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Những viên nước nằm gọn trong lòng bàn tay có thể ăn được bất cứ lúc nào mang tên Ooho được sử dụng để thay thế cho những chai nước bằng nhựa.

Rác thải nhựa, chai nhựa luôn là mối đe dọa với môi trường sống của chúng ta bởi để có thể phân hủy được 1 khối lượng lớn chai nhựa như vậy chắc phải mất tầm ngàn năm.

Với hi vọng có thể giảm bớt được số lượng rác thải chai nhựa đổ ra đại dương lên tới 1 tỷ chai mỗi nằm, sinh viên thiết kế của Tây Ban Nha đã phát minh bong bóng chứa nước có thể ăn được và phân hủy nhanh. Tên của những “trái bóng nước” có thể ăn được này là Ooho.

Đó là những quả cầu trong suốt chứa đầy nước với lớp vỏ được làm từ thực vật và rong biển. Lớp vỏ thực vật này hoàn toàn có thể ăn được hoặc tự phân hủy sinh học sau 4 đến 6 tuần.

Một công ty ở Anh – Skipping Rocks Lab đang gây quỹ để sản xuất rộng rãi sản phẩm này. Được biết, mục tiêu mà họ muốn là thu được 500.000 USD.

Vỏ của Ooho được làm bằng những nguyên liệu dễ phân hủy

Sản phẩm này được làm từ muối Natri của Axit alginic (1 dạng muối có trong loại tảo nâu ăn được) và Calcium chloride. Và chúng đều là những nguyên liệu dễ phân hủy.

Để tạo ra được bóng nước Ooho, nhà sản xuất sẽ làm đông đặc nước lại thành quả cầu băng sau đó đổ chất lỏng tại màng bao trùm ra ngoài khối cầu. Khi khối nước đá tan, lớp màng sẽ đông đặc lại và ta có quả bóng nước hoàn chỉnh.

Mỗi quả bóng nước chứa khoảng 9 ounces (250ml) nước nhưng chi phí sản xuất chỉ mất khoảng 2 xu Mỹ (khoảng 450 đồng).

Tuy nhiên, 1 trong những nhược điểm của Ooho là khó uống do bạn phải xuyên thủng màng bong bóng nếu muốn hút nước hay đảm bảo rằng chúng được giữ sạch để sử dụng.

Việc đặt trong túi có thể khiến chúng bị vỡ, đây được cho là điểm khá bất tiện với người muốn uống nước cả ngày.

Tú Anh (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Viên nước uống ăn được, một ý tưởng độc đáo để giảm bớt chai nhựa thải ra môi trường