Năm 2017, bệnh đã gây ra gần 110.000 ca tử vong. Ngay cả ở các nước thu nhập cao, biến chứng dẫn đến nhập viện chiếm khoảng 1/4 số ca bệnh, với khả năng dẫn đến các vấn đề sức khỏe suốt đời như tổn thương não, mù lòa hoặc mất thính giác.30
Bệnh sởi gần như hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng hai liều vắc-xin an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, tỉ lệ người tiêm vắc-xin liều đầu tiên trên toàn cầu đã xuống mức 85% trong khi cần đạt đến tỉ lệ 95% để ngăn chặn dịch bệnh. Tỉ lệ người tiêm mũi vắc-xin thứ hai trong khi đó lại tăng lên 67%.
Một bé gái bị được tiêm vắc-xin phòng sởi, quai bị, rubella ở Mỹ
Giám đốc bộ phận tiêm chủng, vaccine và sinh phẩm của WHO Kate O’Brien đã chỉ trích hệ thống y tế yếu kém và thông tin sai lệch về vaccine là nguyên nhân của tình trạng báo động. Bà kêu gọi các phương tiện truyền thông xã hội và cộng đồng bảo đảm thông tin chính xác về việc phòng ngừa căn bệnh có tính truyền nhiễm cao này.
Phát biểu tại cuộc họp báo, bà O’Brien nhấn mạnh, hiện có một xu hướng đáng lo ngại là tất cả các khu vực đang trải qua sự gia tăng bệnh sởi ngoại trừ khu vực châu Mỹ, nơi có xu hướng giảm nhỏ.
Theo WHO, số ca nhiễm sởi ghi nhận được từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay cao gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2018.
Trong năm nay, trên toàn cầu ghi nhận gần 365 nghìn trường hợp nhiễm sởi. Đây là con số cao nhất kể từ năm 2006 dù đây mới chỉ đại diện cho một phần trong số 6,7 triệu trường hợp nghi ngờ nhiễm sởi.
Các đợt dịch bùng phát lớn nhất đang hoành hành ở Cộng hòa Dân chủ Congo (155.460 ca nhiễm), Madagascar (127.454 ca nhiễm) và Ukraine (54.246 ca nhiễm).
Châu Âu cũng không nằm ngoài tình trạng gia tăng số ca mắc bệnh sởi, với bốn nước không còn là quốc gia “không có sởi” vào năm 2018 bao gồm Albania, Cộng hòa Séc, Hy Lạp và Anh.
Chuyên gia Siddhartha Datta từ văn phòng khu vực châu Âu của WHO thông báo, trong nửa đầu năm nay, tại 53 quốc gia châu Âu đã ghi nhận 90 nghìn ca mắc sởi, nhiều hơn so với cả năm 2018.
Trong đó, hơn một nửa số ca mắc sởi là tại Ukraine. Trước tình trạng đó, Bộ Y tế nước này đang thực hiện các chiến dịch tiêm chủng có mục tiêu … tiêm chủng tại trường học, tiêm phòng cho những đối tượng có nguy cơ cao trong số các tân binh và nhân viên y tế.
WHO cũng khuyến nghị các biện pháp phù hợp để đảm bảo các dịch vụ tiêm chủng đáp ứng nhu cầu của mọi người như: các phòng khám dễ tiếp cận, đúng thời điểm và cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người có thể bị phân biệt đối xử hoặc thiệt thòi.
Tỉ lệ tiêm vắc-xin liều thứ 2 cũng cần được nâng cao trên toàn cầu để tối đa hóa khả năng bảo vệ dân số khỏi bệnh sởi.
Tú Anh (T/h)