7 dấu hiệu nhận biết nước sinh hoạt bị ô nhiễm

Minh Hằng|14/03/2017 10:09
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Nguồn nước có mùi tanh, hôi, thậm chí khai, nước có các màu như vàng nhẹ, nâu đỏ, đục… Đây là dấu hiệu cơ bản nhất cho thấy nguồn nước này đã bị ô nhiễm sắt, phèn và một số tạp chất, kim loại nặng khác.

(Moitruong.net.vn) Nguồn nước sinh hoạt của gia đình bạn có ô nhiễm hay không? Làm cách nào để nhận biết về tình trạng nước nhà bạn hiện tại?

– Nước bốc mùi nặng khiến người dùng khó thở, gây hiện tượng buồn nôn. Đây là dấu hiệu cơ bản cho thấy nguồn nước bị nhiễm phenol, clo ở mức độ nặng.

– Nước có mùi thum thủm như mùi trứng thối là do nước nhiễm hợp chất H2S.

nuoc-may-la-gi.-The-nao-la-nuoc-may

Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm sẽ có mùi nặng khó ngửi

– Nước nhiễm amoni khiến thực phẩm (các loại thịt) sau khi luộc có màu hồng như chưa chín.

– Nước mùi clo nồng nặc, hiện tượng này diễn ra chủ yếu ở nước máy, nếu sử dụng gây cảm giác khó chịu, nếu hàm lượng vượt quá mức cho phép gây ra nhiều bệnh vệ hô hấp, ảnh hưởng đến da, tóc…

– Nước đun sôi kết tủa cặn trắng dưới đáy nồi, bám thành từng mảng trong các dụng cụ chứa nước, các thiết bị vệ sinh. Đây là dấu hiệu cơ bản của nguồn nước nhiễm cứng, hay chứa hàm lượng Ca, Mg cao vượt mức.

– Hiện tượng nước bám mảng bám màu đen trong các dụng cụ chứa, bồn rửa mặt do nhiễm mangan…

Trên đây đều là những dấu hiệu cơ bản và dễ dàng nhận biết nguồn nước sinh hoạt đang trong tình trạng ô nhiễm. Tuy nhiên, để biết chính các mức độ ô nhiễm và xác định rõ nguồn nước có chứa thành phần độc hại không màu, không mùi hay không (tiêu biểu như asen) thì cần áp dụng các biện pháp công nghệ cao cấp mới đảm bảo cho kết quả chính xác.

Minh Hằng


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
7 dấu hiệu nhận biết nước sinh hoạt bị ô nhiễm