Cóc cắn chết trâu bằng vũ khí lợi hại: Chất độc từ nước bọt của nó. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, tìm mọi cách loại trừ nó nhưng vô ích, chỉ có thể khuyến dụ dân cư vùng có loại cóc đó có biện pháp đề phòng…

>>>Biến đổi khí hậu khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc dị tật tim bẩm sinh

>>>2 ngư dân đang mất tích trên vùng biển Tây Nam

Cóc trâu

Sau đầu của loại cóc này có hai u (bướu) mọc ở bên ngoài đựng đầy một chất trắng xám mà nó phóng ra để tự vệ hoặc tấn công. Tên khoa học của chất này là bufoténine, một chất độc làm tê liệt hệ thần kinh.Ta gọi loại cóc đó là “cóc trâu”. Nó đi đến đâu dân cư, kể cả các sinh vật ở đó, đều sợ hãi.

Cóc trâu có thể giết chết một con trâu, hay bất cứ con vật nào lớn hơn nó, dữ tợn hơn nó rất nhiều lần. Vũ khí của nó là nước bọt (nước miếng) của nó. Nó giết đối thủ bằng cách “đớp” một phát vào chỗ có mạch máu của đối thủ.

Chất độc theo mạch máu chuyển về tim làm toàn thân bị đầu độc: Con vật chết sau khi bị chất độc hành hạ vật vã trong vài phút. Do cóc trâu thấp (cao không đến 10 cm) nên nạn nhân của nó đa số là rắn, rít, kể cả cá sấu, mà số lượng ở Úc cứ ít dần.

Đã có nhiều người chết sau khi ăn những con cóc trâu nhỏ hay sau khi ăn súp trứng của chúng. Ở Úc chính những động vật hoang đã phải trả giá đắt do khoái ăn loại cóc này. Mèo túi, rắn, thằn lằn, cá sấu là nạn nhân.

Giống cóc này không phải xuất xứ từ Úc châu, mà đã đổ bộ lên đảo này từ 1935, theo “lời mời” của chính phủ Úc. Họ quyết định cho nhập từ Hawai hàng trăm cá thể sinh vật thuộc các giống khác nhau.

Cuộc xâm lấn này trùng với sự xuống dốc thảm hại về số lượng động vật săn mồi. Số lượng mèo túi giảm 95% ở Queensland từ 1935. Ở vài vùng như là Victoria River số cá sấu nước ngọt giảm 77%, số kỳ đà Malaysia giảm còn một nữa ở phía Tây nước Úc.

Cóc trâu có loại nặng đến 2kg

Giống cóc này tất nhiên cũng biến đổi một cách tự nhiên, thích ứng với môi trường nơi chúng ở và lớn lên về hình thể, nặng hơn về trọng lượng, chân dài ra. Người ta đã tìm thấy cóc loại này có cá thể nặng 2kg!.

Họ đã liên kết nhau để tung ra một chiến dịch huấn luyện trực tiếp cho mèo túi trê quy mô lớn trong vùng hoang dã Kimberley, nơi cóc nhái phát triển mạnh.

Năm 2017, các nhà khoa học, đại diện cho những bộ tộc bản địa, những tổ chức bảo vệ môi trường và những nhà chức trách quyết định “đánh một canh bạc được ăn cả, ngã về không”.

Hàn Minh (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cóc trâu – những điều bí ẩn