Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra nhiều vụ cháy các phương tiện giao thông. Để bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, Công an thành phố Hà Nội đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình và người dân cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp PCCC cơ bản.
Đối với người sử dụng phương tiện
Không lắp đặt thêm các thiết bị, phụ kiện có tiêu thụ điện, để không bị quá tải về điện. Bảo trì, bảo dưỡng phương tiện theo quy định. Chủ động kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố, hỏng hóc khi có dấu hiệu khác thường.
Khi để xe trong nhà, nơi trông giữ xe phải tắt khóa điện, đóng khóa xăng và để xa nơi có nguồn lửa, nguồn nhiệt. Không để các chất dễ cháy, dễ bắt cháy trong xe, dưới yên xe, trong khoang động cơ. Chủ các phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên cần tự trang bị các bình chữa cháy phù hợp.
Đối với các điểm trông giữ ô tô, xe máy
Chủ các dịch vụ trông giữ xe ô tô, xe máy phải trang bị đầy đủ các loại phương tiện chữa cháy theo quy định và theo hướng dẫn của lực lượng Cảnh sát PCCC. Có quy hoạch khu vực gửi xe, sắp xếp xe để thuận tiện, dễ dàng sơ tán xe khi có cháy.
Nhân viên làm việc ở khu vực này phải có kiến thức và được huấn luyện, đào tạo thành thạo các biện pháp, phương pháp chữa cháy, xử lý sự cố ban đầu.
Khi xảy ra cháy, nổ hoặc phát hiện thấy có khói hoặc nhiệt độ cao bất thường, cần bình tĩnh tắt khóa điện, đỗ, dựng xe ở lề đường xa nơi tập trung người, cách xa nơi có nhiều chất dễ cháy. Khi cháy xe ô tô cần tìm mọi cách để đưa người thoát ra khỏi xe nhanh chóng và tìm cách chữa cháy.
Khóa ngay bình xăng nếu có thể (đối với các xe có thiết kế khóa xăng), dùng bình chữa cháy, cát, nước để chữa cháy, đồng thời, hô hoán để mọi người đến trợ giúp chữa cháy, gọi điện báo ngay cho cơ quan Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 hoặc cho Công an, chính quyền địa phương… nơi gần nhất để phối hợp chữa cháy, có biện pháp xử lý phù hợp.
Nếu không có khả năng dập tắt đám cháy cần nhanh chóng rời xa phương tiện đang cháy đến vị trí an toàn.
Cháy, nổ có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, bao gồm:
1. Ô nhiễm không khí: Khói và khí độc từ cháy nổ thải vào khí quyển, làm giảm chất lượng không khí và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
2. Ảnh hưởng hệ sinh thái: Cháy rừng hay cháy nhà máy có thể phá hủy môi trường sống của nhiều loài động thực vật, dẫn đến mất đa dạng sinh học.
3. Nước bị ô nhiễm: Chất thải từ cháy nổ có thể rò rỉ vào nguồn nước, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước.
4. Đất bị ảnh hưởng: Chất lỏng và hóa chất từ cháy nổ có thể làm biến đổi cấu trúc đất, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây cối.
5. Biến đổi khí hậu: Khí nhà kính được thải ra từ cháy nổ có thể góp phần vào biến đổi khí hậu, gây ra những hệ lụy lâu dài cho hành tinh.