Đông Nam Á chung tay hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

Tô Anh|29/12/2023 08:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Đông Nam Á là khu vực dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và, khu vực cũng đóng vai trò quan trọng trong "cuộc chiến sinh tồn chung" của nhân loại.

Hội nghị lần thứ 28 của các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đã nhất trí hướng tới việc chuyển đổi loại bỏ dần sử dụng nhiên liệu hóa thạch và trở thành thông điệp chính thức của sự kiện. Tại COP 28, các nước Đông Nam Á đã thúc đẩy lợi ích trong các cuộc đàm phán chính thức tại hội nghị, chủ yếu thông qua việc tham gia vào các khối lớn hơn như Nhóm 77 và Liên minh các quốc đảo nhỏ.

Laurence Lien là Chủ tịch và đồng sáng lập Vòng tròn Từ thiện Châu Á (APC) đã có bài viết trên Nikkei Asia chia sẻ những hành động chung của các quốc gia Đông Nam Á trong nỗ lực ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

bien-doi-khi-hau.png
Ảnh minh họa

Biến đổi khí hậu là vấn đề chung tại các quốc gia Đông Nam Á cũng như Việt Nam hiện nay. Ba tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu là lũ lụt, nắng nóng và hạn hán. Theo SCMP (tờ báo bằng tiếng Anh của Hồng Kông), biến đổi khí hậu đang quét qua các vùng đất và cuộc sống của chúng ta; và kể từ năm 2012, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trải qua hơn 4.000 đợt lũ lụt, lốc xoáy, bão, hạn hán nghiêm trọng và các thảm họa khác liên quan đến khí hậu.

Theo Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) phát hành một bản báo cáo dự đoán rằng, nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên trong khu vực Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Cụ thể, thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt, hạn hán và bão, có thể ảnh hưởng đến hệ thống thủy lợi, năng suất phát triển cây trồng, suy thoái đất, mất hệ sinh thái và tài nguyên nước. Điều này có tác động xấu đến các nền kinh tế dựa vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Những tác động của khí hậu cũng đe dọa nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương, vốn gắn liền với sản xuất nông nghiệp.

Nhìn vào những nỗ lực đồng lợi ích với hành động về khí hậu có thể thúc đẩy hành động tích cực hơn ở Đông Nam Á.

Đông Nam Á có tiềm năng rất lớn để huy động vốn tư nhân. Các văn phòng gia đình đã bùng nổ ở châu Á trong thập kỷ qua, chỉ riêng Singapore hiện đang quản lý khối tài sản trị giá khoảng 67 tỷ USD. Việc khai thác ngay cả một phần nhỏ của số tiền này để ươm tạo và mở rộng quy mô các giải pháp giảm thiểu và thích ứng hiện có sẽ mang lại lợi tức lớn cho tương lai.

Để giải quyết nhiệm vụ phức tạp này, hoạt động từ thiện cần phối hợp tốt hơn và cùng nhau ước mơ lớn hơn. Vòng tròn Từ thiện Châu Á đang xây dựng một cộng đồng chiến lược hơn và tăng cường hành động chung.

"Hoạt động từ thiện mang đến cơ hội duy nhất và các nguồn lực để bảo vệ và nuôi dưỡng các giải pháp quan trọng cho sự sống còn của Trái đất. Việc thúc đẩy các sáng kiến cấp cơ sở có thể trở thành chất xúc tác cho hành động dựa vào cộng đồng và hướng sự chú ý tới các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất cũng như những khoảng trống bị bỏ quên. Hoạt động từ thiện cũng có thể đóng vai trò là nguồn vốn quan trọng giúp mở ra toàn bộ nguồn hỗ trợ liên tục ứng phó với biến đổi khí hậu", ông Laurence Lien nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đông Nam Á chung tay hành động ứng phó với biến đổi khí hậu