Hàng hóa Tết Nguyên đán có lo thiếu và mất an toàn vệ sinh thực phẩm?

Nhật Lệ (t/h)|02/11/2019 13:03
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Năm nay, do Tết Nguyên đán đến khá sớm và gần với Tết Dương lịch nên việc chuẩn bị hàng hóa Tết tại thời điểm này được triển khai tương đối đầy đủ.

Gần Tết Nguyên đán, nhu cầu về mua sắm, tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao. Ngoài nỗi lo về giá cả thì người dân còn phải đối mặt với nỗi lo về an toàn thực phẩm khi tình trạng vi phạm vệ sinh, an toàn thực phẩm (ATTP) ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp…

Sở Công Thương Hà Nội cho biết, số lượng một số mặt hàng chuẩn bị phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết năm 2020 gồm: gạo 191.400 tấn, thịt lợn 44.600 tấn, thịt gia cầm 14.800 tấn, thịt bò 12.306 tấn, trứng gia cầm 260 triệu quả, rau củ 247.400 tấn rau củ, thực phẩm chế biến 12.800 tấn, thủy hải sản 11.364 tấn, nông lâm sản khô khoảng 3.500 tấn, 3.000 tấn bánh mứt kẹo, 200 triệu lít rượu, bia, nước giải khát, và các mặt hàng về may mặc, điện máy.

Ảnh minh họa

Theo đó, tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố đạt khoảng 31.200 tỷ đồng (tăng khoảng 10% so với kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết năm 2019). Ngoài ra, Sở Công thương Hà Nội cũng đã chuẩn bị kế hoạch tổ chức cho tháng khuyến mại, các hội chợ, phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn… nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa Tết đến người dân.

Để đảm bảo cung cầu hàng hóa, Hà Nội đang phối hợp tiêu thụ sản phẩm với các địa phương lân cận; đồng thời tổ chức các hội chợ, triển lãm để đa dạng nguồn cung hàng hóa cho người tiêu dùng. Cùng với Hà Nội, hẩu hết các địa phương, các kênh bán lẻ trên địa bàn cả nước cũng đã lên kế hoạch chuẩn bị hàng Tết nhằm giúp thị trường ổn định và giá cả không có biến động lớn.

Đặc biệt, năm nay, do thịt lợn ảnh hưởng bởi dịch nhưng Sở Công Thương vận động các doanh nghiệp dự trữ thịt lợn cấp đông và thịt phục vụ sản xuất các loại thực phẩm chế biến.

Ngoài ra, nhằm lưu ý người dân về các vấn đề liên quan đến ngộ độc rượu, rượu cồn công nghiệp ethanol vì nhu cầu sử dụng rượu dịp cuối năm tăng đột biến, cũng yêu cầu các Đội Quản lý thị trường trên địa bàn thành phố nắm chắc diễn biến thị trường, điều tra cơ bản và thường xuyên tổ chức kiểm tra đối với các cơ sở chuyên kinh doanh rượu, các cơ sở dịch vụ ăn uống có kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng… Đồng thời tăng cường phối hợp kiểm tra, tái kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu đã bị xử lý vi phạm để ngăn chặn tình trạng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng rượu không rõ nguồn gốc trên địa bàn.

Trong bối cảnh thực phẩm chưa rõ nguồn gốc dịp cận Tết đang có xu hướng diễn biến phức tạp, thiết nghĩ, các lực lượng chức năng, các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết không để các sản phẩm không bảo đảm chất lượng trà trộn trên thị trường; đồng thời, thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; yêu cầu chủ cơ sở phải tuân thủ các quy định như nhãn mác rõ ràng, kiểm nghiệm sản phẩm, sử dụng phụ gia thực phẩm…

Song song với việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa dịp Tết, nhằm ngăn chặn thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở Y tế… thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra, kiểm soát tại các chợ, các siêu thị, chuỗi cửa hàng, cơ sở sản xuất.

Nhật Lệ (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Hàng hóa Tết Nguyên đán có lo thiếu và mất an toàn vệ sinh thực phẩm?