Khắc phục tình trạng ô nhiễm nước hệ thống thủy lợi sông Bắc Hưng Hải

Ngọc Diễm (T/h)|15/03/2020 10:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Ô nhiễm nước trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (sông Bắc Hưng Hải) đã tăng lên hàng năm cả về phạm vi và mức độ, đặc biệt là ô nhiễm chất hữu cơ, nitrit, amoni và vi sinh vật.

Trong những năm qua, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã rất quan tâm đến tình hình diễn biến nguồn nước, với mục tiêu đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.

Tuy nhiên, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho tình hình vi phạm pháp luật trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày càng gia tăng và nghiêm trọng. Các tổ chức, cá nhân xả nước thải chưa qua xử lý, hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật vào hệ thống công trình thủy lợi diễn ra phổ biến dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước trong hệ thống ngày càng trầm trọng, đặc biệt là vào mùa kiệt, nhất là từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Từ đầu năm 2020, hệ thống bắt đầu trữ nước và lấy nước diện rộng cho giai đoạn đổ ải. Tuy nhiên, do cống Xuân Thụy xả nước thải có mùi hô thối, nước đen, bọt trắng xóa vào kênh Kim Sơn đầu nguồn hệ thống đã gây ô nhiễm không chỉ ở khu vực Hưng Yên mà ảnh đến cả khu vực cống Tranh, Bá Thủy thuộc Hải Dương.

Bên cạnh đó, hệ thống còn tiếp nhận lượng nước thải từ các kênh Trần Thành Ngọ của tỉnh Hưng Yên, kênh tiêu T2 của thành phố Hải Dương gây ô nhiễm nghiêm trọng cho hệ thống.

Trong giai đoạn đổ ải năm 2020, do nguồn nước sông Hồng tại cống Xuân Quan thấp, nên công ty phải đóng kín cống này để giữ nước, do vậy không có dòng chảy để pha loãng, nước thường xuyên ô nhiễm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lấy nước phục vụ sản xuất của các địa phương.

Ô nhiễm nước cụ thể nhận biết được bằng cảm quan, trực quan như nước có màu đen, nước đen kịt như luyn, bốc mùi hô thối. Ô nhiễm nước trong hệ thống đã tăng lên hàng năm cả về phạm vi và mức độ đặc biệt là ô nhiễm chất hữu cơ, nitrit, amoni và vi sinh vật.

Theo báo cáo của Viện Nước tưới tiêu và Môi trường đánh giá tổng lượng nước thải các loại xả vào hệ thống khoảng 453.195 m3/ngày đêm, trong đó: Nước thải sinh hoạt chiếm 58,47; nước thải công nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh chiếm 25,72%; nước thải làng nghề chiếm 2,65%; nước thải chăn nuôi chiếm 12,02%; nước thải y tế chiếm 1,14%.

Gần 100% nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, làng nghề và 70-80% nước thải công nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu trước khi xả vào công trình thủy lợi.

Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đoạn qua huyện Bình Giang (Hải Dương)

Nguồn xả nước thải trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; huyện Gia Lâm

Kênh Kim Sơn đầu nguồn hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải phải tiếp nhận lượng nước thải bị ô nhiễm có nguồn gốc từ nước thải công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, dân sinh dọc lưu vực sông Cầu Bây chạy qua quận Long Biên và huyện Gia Lâm của thành phố Hà Nội qua cống Xuân Thụy là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước sông Bắc Hưng Hải. Khi cống Xuân Thụy mở tiêu nước sông Cầu Bây thì nước sông Bắc Hưng Hải qua địa phận các huyện Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên bị ô nhiễm, sau đó toàn bộ hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải và kênh nhánh bị ô nhiễm.

Trên sông Điện Biên từ vị trí tiếp nhận nước thải thành phố Hưng yến đến thị trấn Lương Bằng trước khi đổ ra sông Cửu An, nước màu xanh lục, mùi hôi. Thực vật thủy sinh cây tóc tiên trên sông trước đây có nhiều, nay biến mất hoàn toàn. Nước tiêu khu công nghiệp Như Quỳnh và Tân Quang trên kênh Kiêu Thanh qua cống ngọc Đà – Tân Quang ra sông Đình Dù có màu đen kịt, mùi hôi thối. Nước tiêu khu công nghiệp Phố Nối A qua cống Văn Phú, khu công nghiệp Phố Nối B qua cống Phần Hà ra kênh Kim Sơn. Nước khu công nghiệp Minh Đức, các doanh nghiệp ven sông Cầu Lường ở xã Ngọc Lâm, Xuân Dục, Bạch Sam (huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) qua cống Ngọc Lâm ra sông Kim Sơn. Trên kênh tưới Trần Thành Ngọ ảnh hưởng bởi nước thải khu công nghiệp Phố Nối B có mùi hô thối, các ao nuôi thả cá không thể lấy nước trực tiếp.

Nguồn xả nước thải trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Trên kênh T2 tiêu nước thải dân cư, bệnh viện, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Dương qua cống trạm bơm Bình Lâu, nước có màu xanh đen, mùi hôi. Kênh này lúc nào cũng có màu đen kịt. Trên kênh tưới Thạch Khôi – Đoàn Thượng màu sắc nước sông trhuowngf xuyên có sự đổi màu, nước nổi nhiều váng bọt và có mùi hôi khó chịu. Trên keenhCaauf Sộp – Phủ ven đường 392 nước thải sinh hoạt, chăn nuôi của dân cư, của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tân Hồng.

Nước ô nhiễm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nhiều ngành kinh tế khác

Nguồn xả nước thải trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Các tuyến sông, kênh tiêu chính bị ô nhiễm, gồm: Tuyến sông Dầu – Đình Dù, sông Dâu – Lang Tài, sông Bùi, sông Đông Côi – Đại Quảng Bình, sông Nội Trung, sông Đồng Khởi.

Các tuyến kênh tưới chính lấy nước từ trạm bơm Như Quỳnh, nguồn nước bị ô nhiễm bao gồm: Tuyến kênh Chung, tuyến kênh Bắc, kênh giữ Như Quỳnh, tuyến kênh Bắc Văn lâm, tuyến kênh C2.

Nguyên nhân gây ô nhiễm do có trên 30 điểm xả thải vào hệ thống công trình thủy lợi theo dọc kênh dẫn bể hút trạm bơm Như Quỳnh (sông Đình Dù) gây ô nhiễm nguồn nước tưới của trạm bơm.

Tình trạng xả rác thải, nước thải sinh hoạt, chăn nuôi vào hệ thống công trình thủy lợi như trục Sông Dâu – Đình Dù, kênh chung Như Quỳnh, bể hút trạm bơm Như Quỳnh gây ách tắc dòng chảy và ô nhiễm nguồn nước.

Được biết, trước đó, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã đề nghị các cơ quan liên quan cần phải đánh giá lại toàn bộ chức năng của sông Bắc Hưng Hải; có quy hoạch tổng thể cho sông Bắc Hưng Hải để đảm bảo cung cấp đủ nước tưới tiêu và duy trì dòng chảy tối thiểu trên các sông trong hệ thống, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước…

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đòi hỏi vận hành liên tỉnh, giải quyết liên ngành và địa phương. Bởi vậy, công việc trước mắt mang tính cấp bách cần địa phương tiến hành rà soát toàn bộ dự án khu công nghiệp, bãi rác có nguồn nước thải lớn, bên cạnh xử phạt hành chính, yêu cầu các chủ đầu tư có lộ trình bắt buộc trong vòng 1 năm, các nhà máy phải quan trắc tự động nguồn thải lớn, đảm bảo thải ra môi trường nước thải đảm bảo theo quy định, xây dựng hệ thống xử lý nước thải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật. Trong trường hợp sau 1 năm không đáp ứng sẽ cưỡng chế tạm dừng hoạt động dự án, nhà máy.

Bộ yêu cầu Sở TN&MT các địa phương khoanh vùng xác định tùy tính chất, mức độ ô nhiễm để nâng cao quy chuẩn xả thải cho đến khi đáp ứng yêu cầu, tạm thời không cho phép, cấp phép mới các dự án xả thải ra hệ thống sông Bắc Hưng Hải, tăng cường đầu tư hệ thống giám sát môi trường chất lượng nước, đặc biệt là hệ thống tưới tiêu.\

Ngọc Diễm (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khắc phục tình trạng ô nhiễm nước hệ thống thủy lợi sông Bắc Hưng Hải