Khám phá lễ hội Yên Tử từ A đến Z

Hoàng Linh|17/02/2023 20:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Đến Quảng Ninh, chắc chắn du khách không thể bỏ qua lễ hội xuân Yên Tử là một trong những lễ hội có quy mô lớn, thu hút đông đảo du khách về đây chiêm bái.

Lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh thờ ai?

Lễ hội Yên Tử được tổ chức nhằm tôn vinh công đức của Phật Hoàng Trần Nhân Tông - người đã có công sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm.

Lễ hội Yên Tử bắt đầu bằng các nghi lễ được tổ chức long trọng ở chân núi Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Sau đó du khách sẽ có cuộc hành hương lên ngôi chùa nằm chót vót trên đỉnh núi - chính là chùa Đồng. Tham gia lễ hội Yên Tử, bạn sẽ có vô vàn trải nghiệm thú vị, đáng nhớ trên hành trình tìm về miền đất Phật linh thiêng.

Khi đi tham quan chùa Đồng nằm ở độ cao 1068m so với mặt nước biển, tạo cho du khách cảm giác như đang đi trên mây thế giới tiên cảnh;

Chiêm ngưỡng ngọn tháp bằng đá cao 3 tầng bề thế, hùng vĩ được xây dựng từ năm 1758;

Ghé suối Giải Oan nghe câu chuyện về lòng trung thành của hàng trăm cung nữ xưa kia;

Không những vậy, du khách còn được vãn cảnh Tháp Tổ, chùa Hoa Yên, chùa Bảo Sái, chùa Một Mái,...

le-hoi-yen-tu.jpg
Lễ hội Yên Tử thu hút đông đảo du khách trên mọi miền đất nước

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh

Các triều đại vua chúa xưa kia đều xếp Yên Tử là vùng đất “danh sơn” của nước ta. Không ai biết lễ hội Yên Tử ở tỉnh Quảng Ninh có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, từ thế kỷ XVII đến XVIII, trên đỉnh Yên Tử đã xuất hiện một ngôi chùa (Thiên Trúc Tự) có mái ngói đồng, trong chùa có 2 tượng bằng đồng, bên cạnh ngôi chùa có Bàn cờ Tiên cùng một chữ Phật khối lớn được khắc vào vách đá linh thiêng,...

nguon-goc-va-y-nghia-cua-le-hoi-yen-tu.jpg


Linh sơn Yên Tử không chỉ là nơi có cảnh quan kỳ vĩ, bề thế mà còn là chốn non thiêng hội tụ nhiều giá trị tinh thần của tổ tiên nguồn cội. Ý nghĩa lễ hội Yên Tử - tỉnh Quảng Ninh tôn vinh những giá trị lịch sử, văn hóa, văn minh thời Lý, Trần,... còn lưu truyền qua các thế hệ mai sau. Bởi vậy, mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân lại nô nức ghé thăm địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Ninh này trong hành trình hành hương về cõi Phật để quên đi những muộn phiền trần ai.

Giá trị văn hóa của lễ hội yên tử mang lại

Yên tử là nơi lưu giữ những giá trị cao quý về lịch sử, văn hoá, văn minh của triều đại trước kia.
Đây là nơi do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập thiền phái Trúc Lâm, trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những tinh hoa của phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa, một dòng thiền nhập thế mang đậm bản sắc dân tộc.
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử chỉ ra rằng: Phật ở trong tâm không phải ở đâu trên cõi trời xa xôi, không hẹn kiếp khác. Đức phật là người dẫn đường không phải thánh thần ban phước, giáng họa.
Luôn để tâm an định, sáng suốt, buông mọi vọng niệm, tham sân si… để sống với bản tâm an nhiên thanh tịnh, thì tuệ giác phát sinh, vô minh phủi sạch, đau khổ sẽ chấm dứt, giác ngộ thành Phật. Phật là chính mình không phải cầu tìm bên ngoài. Với quan điểm trên Thiền phái Trúc Lâm thực sự lấy con người làm gốc, tôn trọng và đề cao giá trị con người
Thực hành và làm theo chủ trương của Thiền Phái Trúc Lâm đã trở thành chuẩn mực đạo đức ở giai đoạn hoàng kim thời Trần ở Việt Nam.

gia-tri-van-hoa-cua-le-hoi-yen-tu.jpg


Vào thời kỳ Thiền Phái Trúc Lam phát triển thịnh vượng, Yên Tử bao gồm cả một vùng rộng lớn với những công trình kiến trúc Phật Giáo tiêu biểu như: Long Động, Hoa Yên, Vân Tiêu (là Uông Bí ngày này), Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Ngọa Vân(là Đông Triều ngày nay), Thanh Mai, Côn sơn (là Chí Linh, Hải Dương) và những công trình khác ở trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ngày nay.

Về với yên Tử, ta như lạc vào cõi miền cổ tích với những huyền thoại, truyền thuyết về Ông vua hoá phật.

Một vài lưu ý quan trọng khi tham gia lễ hội chùa Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh

Để có một hành trình du xuân lễ hội Yên Tử trọn vẹn và ý nghĩa, du khách nên chú ý một số điều sau:

Đầu tiên, bạn nên chọn trang phục kín đáo và nhã nhặn vì Yên Tử vốn là đất Phật linh thiêng, trang trọng. Bạn cũng không nên chọn trang phục bó sát hoặc đồ jeans vì điều này khiến bạn khó di chuyển;

Du khách cần leo tới hơn 6km bậc thang đá dốc đứng nên việc ưu tiên đi giày thể thao để di chuyển dễ dàng hơn, thuận tiện hơn và an toàn hơn;

Chuẩn bị sẵn nước uống đầy đủ và gậy chống để đủ sức vượt qua hành trình lên tới chùa Đồng linh thiêng;

Mang theo máy ảnh và điện thoại để ghi lại những khoảnh khắc thật đẹp trên đỉnh núi, đặc biệt những khi có nắng;

Nếu lo ngại vấn đề sức khỏe không thể leo thang bộ, bạn có thể lựa chọn đi cáp treo để chiêm ngưỡng danh thắng Yên Tử từ trên cao và có thể nhìn toàn cảnh vùng đất linh thiêng với nhiều cảnh đẹp mê hồn..

Quảng Ninh không chỉ nổi tiếng với đất Phật Yên Tử linh thiêng mà còn được biết đến với nhiều danh thắng khác như Bãi Cháy, vịnh Hạ Long, Cô Tô Quảng Ninh, Trà Cổ Móng Cái, động Thiên Cung, hòn Trống Mái, Hòn Gai, Đảo Rều vô cùng hấp dẫn du khách,... Để thỏa sức khám phá những điểm đến hấp dẫn của vùng đất mỏ Quảng Ninh kể trên, du khách hãy chọn cho mình một địa điểm lưu trú có vị trí đẹp và dịch vụ đáp ứng mọi tiêu chí có du khách.

ban-nen-chon-trang-phuc-kin-dao-va-nha-nhan.jpg

Cách di chuyển đến chùa Yên Tử, Quảng Ninh

Việc di chuyển đến chùa Yên Tử Quảng Ninh ngày càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể lựa chọn giữa nhiều loại hình di chuyển, từ phương tiện xe máy, ô tô cá, các phương tiện cá nhân. Đến lựa chọn xe khách đều rất thuận tiện.

cach-di-chuyen-den-chua-yen-tu.jpg


Nếu đi bằng phương tiện cá nhân như xe máy và ô tô, bạn có 2 cách di chuyển như sau:

Nếu bạn đi từ Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình: Tìm đường để đến được tới địa phận thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Sau đó đến ngã ba QL10. Đến QL18 bạn sẽ rẽ trái thì gặp đền Trình và bạn tiếp tục đi thẳng thêm 10km nữa là tới được chùa Yên Tử.

Nếu xuất phát đi từ Hà Nội, thì bạn nên đi theo hướng về Bắc Ninh sau đó rẽ vào QL18 rồi đến đền Trình, bạn đi thêm 10km nữa sẽ đến được chùa Yên Tử.

Nếu di chuyển bằng xe khách:

Để đến chùa Yên Tử, bạn có thể bắt các tuyến xe đi Quảng Ninh (Hạ Long, Móng Cái). Điểm xuống là thành phố Uông Bí của tỉnh Quảng Ninh. Đến chùa Trình, bạn có thể di chuyển tiếp bằng xe ôm hoặc taxi để vào chùa Yên Tử. Trong những ngày lễ hội diễn ra, thì chùa Yên Tử sẽ có các tuyến xe buýt hỗ trợ đón khách từ bên ngoài vào chùa.

Gía vé tham quan chùa Yên Tử

Giá vé khi tham quan chùa Yên Tử, Quảng Ninh được áp dụng với người lớn là 40.000đ/người, với trẻ em từ 7 đến 16 tuổi là 20.000đ/người . Đặc biệt, với các trẻ em dưới 1m2, các tăng li, những thương binh, trên 70 được miễn phí.

Một số hình ảnh về Lễ hội Yên Tử mỗi dịp xuân về

hinh-anh-le-hoi-yen-tu-1.jpg
hinh-anh-le-hoi-yen-tu-2.jpg
hinh-anh-le-hoi-yen-tu-3.jpg
hinh-anh-le-hoi-yen-tu-4.jpg
hinh-anh-le-hoi-yen-tu-5.jpg
hinh-anh-le-hoi-yen-tu-7.jpg
hinh-anh-le-hoi-yen-tu-8.jpg
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khám phá lễ hội Yên Tử từ A đến Z