Làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng?

Vi Ngân (t/h)|31/07/2021 01:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Để có một cơ thể khỏe mạnh chống chọi với sự xâm nhập của các virus gây bệnh thì chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng.

Rau xanh và quả chín cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Tăng sức đề kháng bằng cách nào?

Tăng sức đề kháng bằng nhiều cách, trong đó chế độ dinh dưỡng cân bằng, đảm bảo không bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu chính là chìa khóa. Cần cung cấp đủ chất đạm, tinh bột, kiểm soát chất béo, tăng cường các vitamin và khoáng chất như A,D, C, kẽm, selen, sắt, probiotic…

Thực phẩm chứa vitamin C: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi hàm lượng vitamin C trong bạch cầu bị suy giảm thì hiệu quả chiến đấu của bạch cầu sẽ bị suy yếu, khả năng miễn dịch của cơ thể cũng giảm dần khiến con người dễ mắc bệnh hơn. Chính vì vậy, tăng cường vitamin C chính là tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch.

Để bổ sung vitamin C cho cơ thể, bạn hãy ăn các loại thực phẩm như: Ớt màu, cần tây, cà chua, trái kiwi và các loại thực phẩm khác rất giàu vitamin C.

Nếu bạn bổ sung vitamin C hàng ngày sẽ giúp đáp ứng nhu cầu chất dinh dưỡng của cơ thể và trở nên khỏe mạnh hơn.

Thực phẩm chứa sắt: Sắt tham gia vào thành phần cấu tạo nên hệ miễn dịch của cơ thể, thiếu sắt không chỉ thiếu máu mà còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể sẽ ngày càng kém đi.

Để bổ sung sắt, bạn nên ăn thức ăn từ thực vật như: rau bina, bông cảnh xanh, anh đào, mộc nhĩ đen, yến mạch, rau cải ngọt, hạt mè, hạt điều, đỗ xanh, đậu nành…

Thực phẩm chứa vitamin E: Vitamin E là một chất điều hòa miễn dịch. Vitamin E có tác dụng bảo vệ mạnh mẽ các axit béo không no trên màng tế bào, có thể bảo vệ hệ thống miễn dịch khỏi tác hại của các gốc tự do. Nó giúp loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể, bồi bổ cơ thể, duy trì sự ổn định của môi trường bên trong cơ thể. Do đó, nếu muốn kích hoạt khả năng miễn dịch, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E.

Để bổ sung vitamin E cho cơ thể, bạn hãy ăn các loại thực phẩm như: hạnh nhân, củ cải, hạt dẻ, rau cải xanh, dầu thực vật, quả bơ, đu đủ, cà chua, khoai môn,…

Ăn hành, tỏi: Tỏi rất giàu allicin, có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại cảm lạnh. Hãy ăn mỗi lần 1 tép tỏi, 2 – 3 lần mỗi ngày, theo eatthis.com.

Hành rất giàu quercetin – một chất chống ô xy hóa và flavonoid rất mạnh, có đặc tính kháng virus và giúp miễn dịch. Hành còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch như các hợp chất lưu huỳnh, selen, kẽm và vitamin C.

Thực phẩm giàu vitamin D: Vitamin D là thành phần quan trọng trong việc cải thiện khả năng miễn dịch. Một số thực phẩm giàu vitamin D gồm cá béo, trứng, nấm, sò và trứng cá muối, theo eatthis.com.

Bỏ thói quen xấu

Thói quen sinh hoạt như thức khuya, ăn qua loa, bỏ bữa là những thói quen xấu, chúng ta nên thay đổi vì nó có những tác động xấu đến sức khỏe. Tác động đầu tiên sẽ làm suy giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tác động xấu thứ hai là tăng nguy cơ của các bệnh lý rối loạn về dinh dưỡng.

Nguyên lý của các bệnh lý rối loạn về dinh dưỡng đều có tác động gián tiếp tới sức khoẻ, đặc biệt sức khỏe của hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, những người thức khuya thì hoạt động của hệ thống miễn dịch rất yếu, hoạt động của bạch cầu sẽ rất chậm nếu chúng ta không đi ngủ trước 22 giờ. Điều này có nghĩa, nếu bạn thức khuya đến 23 giờ thì bạn sẽ làm cho hoạt động của bạch cầu trong cơ thể hoạt động chậm, không hiệu quả, trong khi vai trò chính của bạch cầu là “bắt” các vi khuẩn. Khi các vi trùng xâm nhập vào trong cơ thể thì nó sẽ đi toàn cơ thể, xâm nhập vào mạch máu, và bạch cầu sẽ “bắt” các vi khuẩn này, làm cho các vi khuẩn này bị bất hoạt, tiêu đi. Thứ nữa, ban ngày bạch cầu phải hoạt động rất mạnh, chống lại tác nhân chống có hại tới sức khoẻ, do đó ban đêm bạch cầu cần nghỉ ngơi để phục hồi.

Thói quen không ăn sáng hoặc ăn sáng qua loa sẽ tác động xấu tới hệ thống miễn dịch vì gần như tất cả các tế bào đều cần phải có năng lượng để cung cấp thường xuyên. Sử dụng năng lượng dự trữ thì đường huyết của chúng ta sẽ bị trồi sụt lên xuống.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, với những người bị stress, sẽ làm hệ thống miễn dịch của cơ thể giảm đi rất nhiều.

Không uống rượu, tổ chức Y tế Thế giới cho biết, uống rượu làm suy yếu hệ miễn dịch và do đó làm giảm khả năng chống chọi với các bệnh truyền nhiễm.

Vi Ngân (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng?