Ô nhiễm không khí làm giảm khả năng phát triển trí não của trẻ em trên thế giới

Ngọc Linh (t/h)|11/04/2019 03:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

– Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những đứa trẻ sống gần một con đường lớn khi sinh ra có IQ phi ngôn ngữ, IQ bằng lời nói và khả năng vận động thị giác thấp hơn so với các bạn cùng lứa nhưng sống xa hơn.

>>> Bà Nà- từ vùng đất hoang phế đến “Khu du lịch hàng đầu Việt Nam

>>> Hong Kong (Trung Quốc): Hệ thống lọc không khí lớn nhất thế giới gặp trục trặc

Ảnh minh họa

Sandie Ha là phó giáo sư tại Bộ Y tế Công cộng thuộc Đại học California cho biết: “Sống gần các tuyến đường chính – đường cao tốc chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí cao hơn khiến trẻ em tại đây có nhiều khả năng bị chậm phát triển hơn những đứa trẻ khác “

Phân tích kết quả khảo sát từ hơn 5.000 trẻ em trải qua sàng lọc lặp đi lặp lại với Bảng câu hỏi tuổi và giai đoạn, đánh giá năm lĩnh vực phát triển: kỹ năng vận động tinh, kỹ năng vận động lớn, giao tiếp, chức năng xã hội cá nhân và khả năng giải quyết vấn đề.

“Tất cả trẻ em đều phải được hít thở không khí trong lành mới có thể phát triển toàn diện” Tổng giám đốc WHO, TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định. Ô nhiễm không khí là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe của trẻ em dưới 5 tuổi, Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong đối với cứ một trong 10 ca ở nhóm tuổi này.

Ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng đến phát triển thần kinh, khả năng nhận thức và gây bệnh hen suyễn, ung thư ở trẻ em. Trẻ còn có nguy cơ cao mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch ở tuổi trưởng thành.

Theo WHO, trẻ em dễ bị ảnh hưởng từ khí hậu hơn vì chúng hít thở thường xuyên hơn, nhất là ở Ấn Độ. Ô nhiễm không khí là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu cho gánh nặng bệnh tật quốc gia này. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 1.000 phụ nữ ở Ấn Độ trong suốt thai kỳ và tìm thấy mối tương quan trực tiếp giữa phơi nhiễm với ô nhiễm với sinh non đứa trẻ. Ngoài ra, Ấn Độ có 10 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới, dữ liệu của WHO công bố vào tháng 3.

Cùng với việc đo lường mức độ gần với đường cao tốc, các nhà nghiên cứu ước tính mỗi trẻ em tiếp xúc với ozone và các hạt hít phải (PM2,5), hai chất gây ô nhiễm do giao thông ô tô. Ozone có thể ảnh hưởng đến phổi, khiến các cơ trong đường thở bị co lại. Các hạt nhỏ có thể hít vào, nhỏ hơn 30 lần so với chiều rộng của tóc người, gây kích ứng phổi và trong một số trường hợp dẫn đến các vấn đề về hô hấp và tim.

Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những đứa trẻ sống gần một con đường lớn khi sinh ra có IQ phi ngôn ngữ, IQ bằng lời nói và khả năng vận động thị giác thấp hơn so với các bạn cùng lứa nhưng sống xa hơn.

Khoảng 23% (1.329 trẻ em) đã không hoàn thành bất kỳ lĩnh vực nào trong năm lĩnh vực được kiểm tra bằng bảng câu hỏi trên.

Phó Giáo sư Sandie Ha cũng cho biết “Việc sống gần một con đường lớn như đường cao tốc liên bang hoặc đường cao tốc tiểu bang, nhiều khả năng khiến trẻ chậm giao tiếp gần gấp hai lần khi trẻ 3 tuổi so với những đứa trẻ bình thường. Việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí tập trung cao, đặc biệt là ozone, trong khi mang thai cũng như trong giai đoạn đầu đời cũng có liên quan đến nguy cơ chậm phát triển “

“Gần” được định nghĩa là ít hơn 500 mét (khoảng 0,3 dặm hoặc một nửa km), so với những người sống hơn một km (tương đương 0.6 dặm) từ một con đường lớn.

Trong gia đình, nếu sống trong đô thị, gần đường xá, công trường xây dựng… cần đóng cửa để hạn chế bụi bay vào nhà; đảm bảo bộ lọc điều hòa được vệ sinh điều đặn vì đây là một trong những nơi phát tán bụi, nấm mốc; dùng máy hút bụi thường xuyên, hạn chế đồ vật có thể tích bụi vào phòng ngủ, đặc biệt là phòng ngủ của trẻ em như thảm, rèm, đồ chơi có lông, gối…; vệ sinh nhà cửa, khăn trải bàn, ga gối thường xuyên.

Ngọc Linh (t/h)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ô nhiễm không khí làm giảm khả năng phát triển trí não của trẻ em trên thế giới