Ngày 12-12, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Sở NN&PTNT cùng các cơ quan chức năng liên quan tổ chức hội thảo góp ý đề án Bảo tồn loài voọc Chà vá chân xám tại xã Tam Mỹ Tây (H. Núi Thành).
>>>Tổ chức chiến dịch kiểm tra ATTP dịp Tết Nguyên đán 2019
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cùng các ngành chức năng thị sát nơi sinh sống của đàn voọc tại Núi Thành. Ảnh CANN
Theo đánh giá, Chà vá chân xám là loại động vật vô cùng quý hiếm, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nên rất cần sự chung tay bảo tồn của cả cộng đồng, xã hội. Trước sự nguy cấp đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
CANN đưa tin, Voọc Chà vá chân xám (Pygalhrlx clncrea) được các nhà khoa học ghi nhận phân bố ở 5 tỉnh miền Trung gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai và Kon Tum, với khoảng 1.500 đến 2.000 cá thể. Tại Quảng Nam, loài này phân bố ở các huyện phía Trung và Nam. Riêng tại khu vực núi Hòn Dồ, Hòn Ông, Hòn Dương Bông và Hòn Dương Bản Lầu ở thôn Đồng Cố (xã Tam Mỹ Tây, H.Núi Thành) có khoảng 50 cá thể với ít nhất 4 đàn (gia đình) đã được ghi nhận qua các đợt khảo sát của Trung tâm GreenViet.
Ở vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, quần thể khoảng 250 cá thể phân bố trên diện tích gần 42.000 ha; Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi (H. Nông Sơn, Quảng Nam) có khoảng 200 cá thể trên diện tích gần 19.000 ha. Riêng loài voọc Chà vá chân nâu (cùng giống với Chà vá chân xám) ở Sơn Trà (Đà Nẵng) mỗi gia đình từ 3-8 cá thể có vùng sống khoảng 20-30ha, giữa các gia đình có giao thoa vùng sống. Chà vá chân xám thuộc nhóm B của Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, thuộc loài động vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng. Ngoài ra, chúng còn thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp (CR) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ IUCN (2018). Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản khẩn cấp về việc bảo tồn quần thể với mục đích nâng cao hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững loài vật này để giữ nguồn gen quý hiếm.
Quỳnh Dao (T/h)