Tây Nguyên: Tăng cường các giải pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng

Nguyệt Minh|24/03/2020 08:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Tây Nguyên đang vào cao điểm mùa khô. Sau nhiều tháng không có mưa, nắng nóng khiến nguy cơ cháy rừng cao nếu không được kiểm tra, quản lý chặt chẽ.

Tỉnh Sóc Trăng hiện có khoảng 11.000 ha rừng các loại, trong đó khoảng 7.000 ha rừng phòng hộ ven biển và gần 4.000 ha rừng sản xuất, chủ yếu là rừng tràm, keo. Nếu như trên diện tích rừng phòng hộ ven biển luôn có nước thủy triều lên xuống ngày 2 lần, nguy cơ cháy rừng xảy ra ít, thì phần rừng sản xuất tập trung ở các Phân trường Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2 (thuộc huyện Mỹ Tú), Phân trường Phú Lợi (Châu Thành) và Thạnh Trị (thị xã Ngã Năm) nguy cơ xảy ra cháy rừng cao hơn, nên luôn được bảo vệ nghiêm ngặt vào mùa khô.

Theo ông Nguyễn Tấn Nam, Đội trưởng Đội Cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng (Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng): Các buổi tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, tầm quan trọng của rừng, cũng như nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ, sử dụng rừng, phát triển và phòng cháy, chữa cháy rừng; hạn chế tối đa hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp, qua đó nâng cao vai trò, trách nhiệm, năng lực điều hành, xây dựng và kiện toàn lực lượng tuyên truyền bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp…

Tây Nguyên đang vào cao điểm mùa khô, cần đề phòng cháy rừng

Với sự chủ động của ngành chức năng, công tác phòng, chống cháy rừng ở Sóc Trăng đang được tập trung cao độ. Lực lượng chức năng đã nghiêm cấm người dân vào rừng khai thác mật ong, bắt cua, bắt cá để tránh nguy cơ gây ra cháy rừng. Tuy nhiên, để đảm bảo việc phòng chống cháy rừng hiệu quả, lực lượng chức năng cũng mong muốn có sự phối hợp tích cực của từng hộ dân sinh sống ven rừng, các địa phương, đơn vị hữu quan.

Thực hiện Chỉ thị của Bộ nông nghiệp vào phát triển nông thôn và phòng cháy, chữa cháy rừng, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan tăng cường các giải pháp cấp bách trong quản lý bảo vệ rừng chủ động ứng phó phòng chống cháy rừng trên địa bàn.

Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai các giải pháp hiệu quả trong quản lý bảo vệ rừng, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật lâm nghiệp. Ngành kiểm lâm thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết trên địa bàn, thông tin đến các địa phương, đơn vị chủ rừng chủ động xử lý, ứng phó nhất là những địa bàn có nguy cơ cháy ruwmhf xảy ra; tổ chức bố trí lực lượng ứng trực 24/24h canh phòng, kịp thời phát hiện, xử lý các điểm cháy rừng. Bên cạnh đó,

Ngành tài nguyên và môi trường tập trung quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản, đất lâm nghiệp nhất là các đơn vị thuê rừng về sử dụng đất rừng. Cùng với đó, các ngành liên quan đẩy mạnh công tác phối hợp với các huyện, thành phố làm tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức lưu động khác, tập trung các giải giải pháp về quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy và chữa cháy rừng trong mùa khô.

Nguyệt Minh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tây Nguyên: Tăng cường các giải pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.