“Thủ phủ” chăn gối và nỗi lo ô nhiễm

Trần Đức - Ngọc Ánh |02/08/2024 08:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đã và đang góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất, một số làng nghề đã bộc lộ những yếu kém, đáng chú ý là những hệ lụy về ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và đời sống, sức khỏe của cư dân làng nghề.

“Thủ phủ” chăn gối và nỗi lo ô nhiễm

Hà Nội hiện là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước với 806 làng nghề. Phần lớn các làng nghề đều có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu. Nổi tiếng với nghề sản xuất chăn, ga, gối, đệm nhưng cùng với quá trình hoạt động sản xuất, làng nghề Trát Cầu đã bộc lộ những mặt trái khi vấn đề ô nhiễm môi trường đã tiếp diễn hơn 10 năm nay mà vẫn chưa có lời giải.

1-ha-noi-hien-la-dia-phuong-co-so-luong-lang-nghe-lon-nhat-ca-nuoc-voi-806-lang-nghe.jpg
Hà Nội hiện là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước với 806 làng nghề

2-la-thu-phu-chan-goi-o-ha-noi-lang-nghe-trat-cau-da-boc-lo-nhung-mat-trai-khi-van-de-o-nhiem-moi-truong-da-tiep-dien-hon-10-nam-nay.jpg
Là thủ phủ chăn gối ở Hà Nội, làng nghề Trát Cầu đã bộc lộ những mặt trái khi vấn đề ô nhiễm môi trường đã tiếp diễn hơn 10 năm nay

Theo quy định, chất thải rắn nguy hại tại các làng nghề phải được thu gom, vận chuyển đi xử lý. Nhưng do chi phí cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn làng nghề cao, để giảm chi phí, người dân Trát Cầu chọn giải pháp đốt hoặc đổ chất thải làng nghề lẫn vào rác thải sinh hoạt. Từ sáng đến tối, ở địa phương này luôn trong tình trạng rực lửa, khói bụi nghi ngút cùng mùi khét lẹt "tỏa" ra do việc đốt vải vụn, bông ép phát sinh trong quá trình sản xuất.

3-de-giam-chi-phi-nguoi-dan-trat-cau-chon-giai-phap-dot-hoac-do-chat-thai-lang-nghe-lan-vao-rac-thai-sinh-hoat.jpg
Để giảm chi phí, người dân Trát Cầu chọn giải pháp đốt hoặc đổ chất thải làng nghề lẫn vào rác thải sinh hoạt

Theo một người dân sinh sống gần làng nghề Trát Cầu chia sẻ: “Người ta đốt rác khói khét lắm, đến nỗi đêm chúng tôi không ngủ được.”

Là chủ cơ sở sản xuất chăn gối Dân Nguyên tại làng nghề Trát Cầu, huyện Thường Tín, TP Hà Nội - Anh Nguyễn Hải Dân chia sẻ: “Trách nhiệm của các hộ kinh doanh sản xuất là phải gom rác thải lại và không được vứt bữa bãi ra ngoài môi trường. Không được vứt bừa ra sông, ra ao ngoài kia, tất cả đều phải gom lại.”

Anh Đỗ Thanh Tùng - Chủ cơ sở sản xuất chăn gối Tùng Quyên, làng nghề Trát Cầu, huyện Thường Tín, TP Hà Nội chia sẻ: “Với tôi thì rác phát sinh là không tránh được, nhưng mà khi có rác thì chúng tôi sẽ gom vào cho những người mang đi lò đốt sinh nhiệt. Chưa có một bên nào đứng ra để hợp tác xử lý rác thải sản xuất này.”

Để đảm bảo hạn chế việc xả chất thải rắn cũng giảm tác động tới môi trường, nhiều hộ sản xuất chăn, gối đã chủ động thay thế các chất liệu vải từ polyester sang vải xơ từ nhiều năm nay.

4-nhieu-ho-san-xuat-chan-goi-da-chu-dong-thay-the-cac-chat-lieu-vai-tu-polyester-sang-vai-xo.jpg
Nhiều hộ sản xuất chăn, gối đã chủ động thay thế các chất liệu vải từ polyester sang vải xơ

Trao đổi với phóng viên Moitruong.net.vn, ông Nguyễn Hưng Khang – Phó Chủ tịch UBND xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, TP Hà Nội: “Xã cũng đã làm việc với rất nhiều đơn vị để thu gom nhưng mà để thu gom được hết thì đơn vị này cũng chưa đưa ra được giá để bà con chuyển rác không sử dụng được nữa. Bên xã cũng mong huyện và các đơn vị thu gom bố trí được thì xã cũng sẽ có trách nhiệm vận động tuyên truyền bà con.”

Để phát huy giá trị làng nghề và giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường, năm 2022 huyện Thường Tín đã xây dựng các cụm, khu công nghiệp, nhằm đưa các hộ làm nghề vào sản xuất tập trung. Trước đó, UBND huyện Thường Tín đã đưa ra giải pháp xây dựng điểm xử lý rác thải làng nghề theo hướng kêu gọi xã hội hóa đầu tư. Tuy nhiên, hiện chưa có doanh nghiệp nào mặn mà với đề án này. Mặc dù nghề sản xuất chăn, ga, gối, đệm… đã và đang từng ngày làm thay đổi cuộc sống của hơn 1.000 hộ sản xuất nơi đây, song nỗi lo về ô nhiễm môi trường vẫn còn đó… ý thức của người dân lại là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề. Nhiều hộ gia đình biết rõ mức độ nguy hiểm của việc gây ô nhiễm nhưng vẫn cố tình vi phạm và chấp nhận sống chung với ô nhiễm để có lợi ích kinh tế.

5-phan-lon-cac-lang-nghe-deu-co-quy-mo-nho-trinh-do-san-xuat-thap-thiet-bi-cu-va-cong-nghe-lac-hau.jpg
Phần lớn các làng nghề đều có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu
6-nghe-san-xuat-chan-ga-goi-dem-la-thu-nhap-chinh-cua-hon-1.000-ho-san-xuat-noi-day.jpg
Nghề sản xuất chăn, ga, gối, đệm… là thu nhập chính của hơn 1.000 hộ sản xuất nơi đây

Và điều đáng lo ngại là các đơn vị chức năng của Hà Nội chưa thực sự chú trọng việc kiểm tra, xử lý vi phạm dù cảnh báo đã tới mức nguy hiểm, thậm chí, một số địa phương thiếu trách nhiệm đối với công tác này

7-nam-2022-huyen-thuong-tin-da-xay-dung-cac-cum-khu-cong-nghiep-nham-dua-cac-ho-lam-nghe-vao-san-xuat-tap-trung.jpg
Năm 2022 huyện Thường Tín đã xây dựng các cụm, khu công nghiệp, nhằm đưa các hộ làm nghề vào sản xuất tập trung
8-cong-tac-thu-gom-xu-ly-rac-thai-chua-duoc-thuc-su-de-y-va-quan-tam.jpg
Công tác thu gom xử lý rác thải chưa được thực sự để ý và quan tâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
“Thủ phủ” chăn gối và nỗi lo ô nhiễm