Việt Nam: 90% thiết bị y tế đều phải nhập khẩu

Minh Anh (t/h)|07/12/2019 10:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Nhu cầu đầu tư thiết bị y tế tại Việt Nam tiếp tục tăng và tập trung vào các thiết bị chẩn đoán hình ảnh, phòng mổ, hồi sức cấp cứu, xét nghiệm chuyên sâu..

Khoảng 90% trang thiết bị y tế ở Việt Nam là nhập khẩu; trong đó, các quốc gia cung cấp chủ yếu cho Việt Nam là Nhật Bản, Đức, Mỹ, Trung Quốc, Singapore…Trong khi đó ở mảng dược phẩm, theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), đến năm 2020, trung bình mỗi người Việt Nam sẽ chi 85USD/năm (khoảng 2 triệu VND) tiền thuốc. Mặc dù doanh thu nhà thuốc nhỏ lẻ có giảm đi nhưng doanh nghiệp sản xuất vẫn tự tin vào tiềm năng tăng trưởng của ngành này. Dự báo toàn ngành sẽ tăng trưởng tiếp tục hai con số, có thể đạt 7,7 tỷ USD vào 2021. Hiện mỗi năm Việt Nam đã nhập khẩu dược phẩm lên tới vài tỷ USD.

Ảnh minh họa

Chẩn đoán hình ảnh: Kì vọng đạt 255.8 triệu đô vào năm 2019. Không nằm ngoài xu hướng của ngành, phân khúc này cũng được cung cấp 90% bởi các sản phẩm nhập phẩi, chủ yếu đến từ Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các công ty nội có Liên doanh Vikomed sản xuất các thiết bị fluoroscopy, lithotripters và lưu trữ hình ảnh & hệ thống thông tin liên lạc (PACS), hay công ty Vina Medical có liên doanh với Shimadzu của Nhật Bản để sản xuất thiết bị X-quang và siêu âm.

Sản phẩm răng miệng với kì vọng đạt 54.3 triệu đô vào năm 2019. Các sản phẩm phân khúc này được nhập khẩu từ Mĩ, Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc

Chỉnh hình và các bộ phận giả: 65 triệu đô vào năm 2019 là kì vọng của phân khúc này, với các sản phẩm được nhập khẩu chủ yếu từ Bỉ, Mĩ và Đức.

Sản phẩm hỗ trợ bệnh nhân: 163.5 triệu đô được kì vong ở thị trường các sản phẩm hỗ trợ bệnh nhân. Các sản phẩm phân khúc này nhập khẩu từ chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ. Hầu như các sản phẩm đều được nhập khẩu mặc dù hiện nay có một số sản phẩm máy trợ thính địa phương được nội địa hóa. Việc này bắt đầu vào năm 2006 khi công ty Đan Mạch, Sonion, thành lập một nhà máy tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên công ty này vẫn tập trung vào xuất khẩu.

Triển vọng phát triển của ngành thiết bị y tế Việt Nam là rất khả quan, do tuổi thọ trung bình của người Việt tăng lên cùng sự gia tăng dân số thuộc nhóm 60-79 sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng các thiết bị y tế trong tương lai.

Về khía cạnh sản xuất, kể từ khi gia nhập WTO năm 2007, làn sóng các công ty thiết bị y tế đầu tư vào Việt Nam vẫn gia tăng, điển hình như Terumo, Sonion, và United Healthcare đã chuyển nhà máy từ các nước khác về Việt Nam để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

Việt Nam cũng tích cực đẩy mạnh phát triển và hiện đại các cơ sở và thiết bị y tế công ở các tỉnh thành phố lớn và địa phương để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và giảm thiểu tình trạng quá tải. Các nhóm sản phẩm đắt khách được chú ý là: khám, xét nghiệm, chữa trị chuyên sâu, cho đến các thiết bị dùng một lần, vật tư đi kèm. Bên cạnh đó, máy móc trong ngành sản xuất, bào chế dược phẩm, thuốc và thực phẩm chức năng…

Sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao chất lượng ngành y tế của Việt Nam ví dụ như EU đã kí thỏa thuận với Việt Nam trị giá 130 triệu đô la Mỹ cho giai đoạn 2 của chương trình EU-HSPSP-2 nhằm nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ y tế.

Ngoài ra, mảng y tế tư nhân cũng được dự báo đầy tiềm năng, sẽ chiếm 20% số giường bệnh vào năm 2020. Hơn nữa, bệnh viện tư nhân tập trung ở các khu vực đô thị, hướng đến thị trường cao cấp, như người nước ngoài và người dân địa phương có thu nhập cao như các thành phố lớn: Hà Nội, HCM, Đà Nẵng… Nắm bắt được cơ hội đó, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Dược phẩm và Trang thiết bị y tế (Vietnam Medi Pharm Expo) năm thứ 26 sẽ diễn ra từ ngày 5 – 7/ 12 tại Hà Nội.

Có khoảng 220 gian hàng của 180 doanh nghiệp đến từ 18 Quốc gia và vùng lãnh thổ như Ấn Độ, Ba Lan, Belarus, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Lativa, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Pakistan, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ucraina, Việt Nam… Trong đó nổi bật là 5 khu gian hàng quốc tế: Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Nga, Nhật Bản. Các dòng sản phẩm dược phẩm, thảo dược, thực phẩm chức năng; Máy móc chế biến, đóng gói dược phẩm; Dịch vụ bệnh viện và du lịch khám chữa bệnh; Chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ; Sản phẩm nha khoa, nhãn khoa; Thiết bị y tế; Thiết bị thí nghiệm, hóa chất.

Đáng chú ý, năm nay có 7 nhà sản xuất Indonesia mang các sản phẩm có thương hiệu về máy móc và vật tư y tế, hoá chất xét nghiệm, giường bệnh, nội thất trang bị đồng bộ cho bệnh viện. Cụ thể, dòng sản phẩm kim tiêm AD (tự huỷ), găng tay y tế, băng vệ sinh và gạc sát trùng, sản phẩm bằng vải không dệt, máy đo huyết áp, tai nghe, giường bệnh và bàn mổ…

Minh Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam: 90% thiết bị y tế đều phải nhập khẩu