Năm 2012, xếp hạng chỉ số EPI của Việt Nam là 79/132 quốc gia được đánh giá; năm 2014, đứng thứ 136 với EPI là 38,17 (tổng 178 quốc gia được đánh giá); năm 2016, đứng thứ 131/180 với EPI là 58,5; năm 2018, đứng thứ 132 với EPI là 46,96 (tổng 180 quốc gia được đánh giá).
TS Tô Văn Trường, chuyên gia về khoa học công nghệ phân tích: “Hai báo cáo 2016 và 2018, ngoài chuyện so sánh chung toàn thế giới Yale còn có so sánh trong khu vực.
Năm 2016 có 27 nước châu Á được xếp hạng thì chỉ số xếp hạng khu vực của Việt Nam là khoảng thứ 15, trong khi năm 2018 có 26 nước châu Á thì VN xếp hạng 16. Từ đó, cho thấy xếp hạng về hiệu quả môi trường của VN trên bản đồ thế giới và khu vực nói chung là chưa có biến đổi rõ rệt.
Nên hiểu EPI không đánh giá về năng lực quản lý, tuy nhiên nếu coi hiệu quả môi trường (environmental performance) thì cũng nên quan tâm để phấn đấu.
Bởi vì trên thực tế, đúng là với các vấn đề về sự cố và ô nhiễm môi trường xảy ra trong năm 2019 rất khó coi Việt Nam đã có chính sách về môi trường đảm bảo hiệu quả.
Với các vấn đề và thách thức đã và đang xảy ra, đòi hỏi phải có công cụ quản lý môi trường đồng bộ từ pháp luật, kinh tế đến kỹ thuật để hướng đến mục tiệu chuẩn động và kiểm soát môi trường theo hướng phòng ngừa phát thải.
Như vậy, nếu đánh giá năm 2018 cần so sánh với năm 2014 bởi vì số lượng quốc gia được đánh giá là tương đối gần so với năm 2018 (178 quốc gia so với 180 quốc gia) và như vậy thì Việt Nam đã tăng 4 bậc, từ 136 lên 132”.
Mai Anh (T/h)