Cải thiện thói quen sinh hoạt
Một trong những biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí, hiệu quả nhất chính là cải thiện thói quen sinh hoạt. Việc này có thể được thực hiện bằng cách xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác hoặc những nhân tố dư thừa bừa bãi. Điều này giúp hạn chế lượng khí thải độc hại và bụi bẩn bị đẩy ra môi trường.
Thay thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas sang các thiết bị điện hiện đại, vừa an toàn vừa khắc phục được ô nhiễm không khí. Tắt các thiết bị điện không cần thiết. Sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển để giảm khí thải từ phương tiện giao thông.
Xử lý khí thải công nghiệp đúng quy định
Để có thể khắc phục ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định về xử lý và đưa chất thải ra môi trường. Thay thế những loại máy móc lạc hậu bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến, hạn chế gây ô nhiễm không khí nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung.
Dùng biện pháp kỹ thuật
Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí hiệu quả và an toàn nhất
hiện nay là dùng hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại và công nghệ sinh học để lọc và làm sạch không khí.
Thay thế các loại máy móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn.
Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2.
Không khí sau khi được lọc sạch chất thải sẽ được thải ra môi trường. Điều này góp phần giảm sự ô nhiễm không khí rõ rệt.
Biện pháp quy hoạch
Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.
Ngoài những biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí nêu trên, trồng và phát triển những khu rừng nhân tạo cũng là một biện pháp cực kỳ hữu ích. Cây xanh góp phần lọc không khí và ngăn ngừa những thiên tai tự nhiên. Trồng cây xanh tại các công viên và vỉa hè ở các đô thị lớn để giảm tình trạng khí thải, khói bụi và góp phần làm hạ nhiệt độ cũng như tăng sự trong lành không khí.
Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.
Xử lý các chất thải thông qua các hình thức phương pháp sinh học
Xử lý thông qua kỹ thuật bằng cách đầu tư các công nghệ Bioflter được gọi là lọc sinh học. Đây chính là một biện pháp mang tính đột phá trong các biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí dành cho các nhà máy, xí nghiệp. Các nhà máy, xí nghiệp cần cải thiện lại các đường dẫn ống khói và chất thải qua các bộ lọc sinh học và xử lý các chất thải gây hại trước khi đưa ra ngoài trời. Chi phí lắp đặt công nghệ Bioflter thấp và dễ dàng vận hành, sẽ giúp khử mùi, khử bụi trong không khí, rất phù hợp cho doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty chuyên sản xuất cám loại mịn.
Làm xanh không khí ngay tại nơi mình sống
Việc làm sạch không khí là việc của mỗi người và nên tổ chức thường xuyên bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt như trồng cây xanh để tạo ra môi trường sống tốt. Đây là một trong các biện pháp hiệu quả nhất và đã được áp dụng lâu đời.
Ngoài ra chúng ta cần phải dọn dẹp nơi ở gọn gàng, không sử dụng thuốc lá trong nhà và có điều kiện có thể lắp đặt thêm hệ thống phun sương ngay trong nhà, giúp không khí mát mẻ và ngăn chặn các hạt bụi nhỏ.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí ở ngoài đường
Các con đường xuống cấp hoặc các con đường đất chưa trải nhựa, đó là nơi bụi bặm xuất hiện nhiều nhất. Do đó, việc ưu tiên đầu tiên là phải cải thiện đường sá. Đối với đường nhựa, định kỳ nên sử dụng xe tưới nước rửa đường để giảm thiểu số lượng bụi bay lên
không khí.
Phát triển và khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng để giảm thải số lượng chất thải. Khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông như xe điện để giảm chất thải hoặc đi bộ nếu điểm đến gần.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí ở các vùng nông thôn
Không chỉ thành phố mà nông thôn cũng cần cải thiện các phương pháp để bảo vệ không khí. Nên đẩy mạnh tuyên truyền cho bà con ứng dụng mô hình chăn nuôi xanh giúp cải thiện ô nhiễm, tăng sản xuất; gom rác và đổ rác đúng nơi tập kết; hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu...
Hạn chế sử dụng ô tô, xe máy
Khói bụi sinh ra từ xe máy, xe ô tô là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho tình trạng ô nhiễm không khí trở nên nặng nề hơn.
Giảm thiểu sử dụng các loại phương tiện này không chỉ là giải pháp góp phần bảo vệ không khí mà còn hạn chế ùn tắc giao thông. Thay vì dùng xe máy hay ô tô, chúng ta nên ưu tiên sử dụng xe đạp, xe điện hoặc đi bộ khi có thể.
Tiết kiệm điện
Ở Việt Nam, sản xuất điện từ nguyên liệu hóa thạch vẫn là phương pháp phổ biến nhất. Quá trình đốt nhiên liệu gây sản sinh ra các loại khí, khói bụi và kim loại vô cùng độc hại, chẳng những gây ô
nhiễm không khí mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Vì thế, chúng ta nên tiết kiệm điện năng bằng cách: Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, dùng những sản phẩm tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng sạch,….Bên cạnh đó, tiết kiệm điện còn giúp giảm chi phí sinh hoạt cho gia đình.
Hạn chế sử dụng nhiên liệu đốt
Than, dầu hỏa và nhiên liệu đốt nói chung đều là những tài nguyên thiên nhiên có hạn. Quá trình đốt than, dầu hỏa làm sản sinh ra CO2 - Một loại khí gây hiệu ứng nhà kính.
Ngoài ra, hoạt động đốt cháy cũng làm sản sinh các loại bụi mịn trong không khí, gây ra các loại bệnh về hô hấp. Theo kết quả điều tra của Tổ chức Y tế thế giới WHO, lượng bụi mịn trong không khí ở Hà Nội và TP.HCM hiện tại đều vượt quá ngưỡng an toàn.
Kiểm tra AQI hàng ngày AQI là viết tắt của Air Quality Index, chỉ số đo lường mức độ ô nhiễm không khí trong không khí.
Tra cứu dự báo ô nhiễm không khí hàng ngày của địa phương. Bạn có thể biết khi nào chất lượng không khí trong khu vực của mình không tốt bằng các dự báo được mã hóa bằng màu sắc. Các bản tin thời tiết trên báo, đài và truyền hình địa phương nằm trong số các nguồn này.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài trời
Khẩu trang rất tốt để sử dụng nếu không khí đặc biệt kém vào bất
kỳ ngày nào, nhưng chúng không bảo vệ hoàn toàn khỏi không khí bị ô nhiễm.
Khẩu trang công nghiệp được cho là hiệu quả nhất, nhưng ngay cả
những loại cơ bản nhất cũng có thể lọc ra các hạt lớn hơn như bụi.
Một số mặt nạ được ký hiệu là N-95 hoặc P-100 và có thể đi kèm với mặt nạ phòng độc dùng một lần.
Trồng cây lọc không khí trong nhà
Một số loại cây nổi tiếng trong việc làm sạch không khí bên trong và giảm ô nhiễm không khí. Chúng rất hữu ích để có trong nhà ở và nơi làm việc. Những loại cây này có thể không hiệu quả bằng máy lọc không khí. Tuy nhiên, chúng cực kỳ tiết kiệm chi phí và giá cả rất phải chăng.
Tránh các hoạt động ngoài trời
Khi có nhiều ô nhiễm, tránh tập thể dục bên ngoài. Sử dụng máy
tập thể dục hoặc đi dạo trong nhà ở trung tâm thương mại hoặc phòng tập thể dục khi chất lượng không khí kém. Nếu chất lượng không khí kém, hãy hạn chế thời gian cho trẻ em chơi bên ngoài.
Đầu tư vào máy lọc không khí
Máy lọc không khí ngày nay chắc không còn xa lạ với nhiều gia đình. Sử dụng máy lọc không khí là biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí tốn kém hơn các biện pháp khác, nhưng sẽ đem lại hiệu quả vô cùng tuyệt vời. Máy sẽ thu hút bụi bẩn và các chất có hại trong không khí như ẩm nấm mốc… và tỏa ra khí mát và trong sạch.
Máy lọc không khí có thể đắt tiền nhưng không có gì quan trọng
hơn sức khỏe tốt.
Đầu tư vào một máy lọc không khí là một trong những cách dễ nhất và hiệu quả nhất để tăng cường chất lượng không khí trong nhà và giảm các nguy cơ về sức khỏe do ô nhiễm gia đình gây ra.
Bằng cách giảm đáng kể số lượng chất gây ô nhiễm trong không gian của bạn, máy lọc không khí có thể giúp bạn hít thở không khí sạch.
Trước thực trạng ô nhiễm không khí toàn cầu, WHO cho rằng, các
quốc gia phải có cam kết mạnh mẽ hơn trong cải thiện chất lượng không khí. Theo đó, cần tăng cường năng lực hệ thống theo dõi, giám sát chất lượng không khí và chia sẻ thông tin, số liệu với công chúng nhằm tăng cường các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu phát thải khí trong giai đoạn ô nhiễm không khí đã vượt quá ngưỡng khuyến cáo này, Theo đó, nguồn gây ô nhiễm cần được xác định thấu đáo trong xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch dài hạn nhằm đảm bảo không khí sạch.
Các chính sách giảm ô nhiễm không khí được WHO đưa ra bao gồm cả những công nghệ sạch nhằm giảm phát thải khí công nghiệp; cải thiện quản lý chất thải đô thị và nông nghiệp; thu hồi khí mê tan từ các bãi thải để thay thế cho thiêu đốt rác; đảm bảo tiếp cận năng lượng sạch tại hộ gia đình dùng vào đun nấu, sưởi ấm và chiếu sáng.
Một giải pháp cần ưu tiên là sử dụng phương tiện vận chuyển đô thị với tốc độ cao, các mạng lưới đi bộ và đi xe đạp trong thành phố, vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường sắt giữa các đô thị.
Cùng với thay đổi phương tiện di chuyển, chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch sang dùng năng lượng sạch, ít phát khí thải bao gồm những nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp; cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng của các tòa nhà và làm cho thành phố xanh hơn. Gia tăng sử dụng nhiên liệu ít phát thải cùng với những nguồn năng lượng không đốt, có thể tái tạo được như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và thủy điện là những giải pháp được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm.
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến tất cả mọi người và các Chính
phủ cần phải thực hiện vai trò kiểm soát khí phát thải một cách quyết liệt hơn. Chính phủ, xã hội dân sự và các cơ quan đối tác quốc tế cần phối hợp chặt chẽ tìm những giải pháp cả trung hạn và dài hạn để phòng ngừa ô nhiễm ngay từ nguồn phát thải. Đây chính là lúc cần hành động quyết liệt vì không khí sạch và vì sức khỏe cộng đồng.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian tới Việt Nam phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ ô nhiễm môi trường như các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải sẽ tìm mọi cách để phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, do đó sẽ gây
áp lực rất lớn đối với môi trường không khí ở nước ta.
Biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, sẽ phát sinh nhiều hiện tượng khí hậu cực đoan làm cho ô nhiễm càng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế, gia tăng bệnh dịch và rủi ro về sức khỏe cộng đồng.
Công tác quản lý và kiểm soát các nguồn ô nhiễm không khí còn
nhiều bất cập như: Văn bản pháp luật về quản lý môi trường không khí còn chưa hoàn thiện; chưa có luật không khí sạch; công nghệ sản xuất của nhiều ngành công nghiệp còn lạc hậu; nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường không khí còn hạn chế; quản lý nguồn thải ô nhiễm không khí còn chưa đáp ứng yêu cầu; ý thức bảo vệ môi trường không khí của mọi người còn nhiều hạn chế.
Trước thực trạng không khí bị ô nhiễm và các chỉ số chất lượng
không khí đang ở mức báo động như hiện nay, TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam đã đưa ra một số giải pháp. Trong đó, kiểm soát phát thải khí thải từ ô tô, xe máy, tăng cường các phương tiện giao thông xanh như xe chạy bằng nhiên liệu sạch, ô tô điện, xe máy điện hiện đã xuất hiện trên thị trường. Đây cũng là một giải pháp lâu dài cho việc giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Hay là khuyến khích sử dụng nhiều hơn phương tiện công cộng
hơn như xe bus, xe điện trên cao, metro. Vấn đề nữa, chúng ta phải
kiểm soát tốt việc đốt rác trong tự nhiên, che chắn kín những công
trình xây dựng và kiểm soát thật chặt quá trình sản xuất công nghiệp.
"Đối với những ngày có chỉ số AQI cao, người dân cần hạn chế ra
đường đi lại nếu không có công việc thật sự cần thiết. Những khung giờ cao điểm, lưu lượng xe đi lại tăng, người dân cũng cần tránh để giảm thiểu lượng bụi hít phải trong không khí. Khi cần đi ra ngoài, nên đi tranh thủ để hạn chế thời gian di chuyển, lưu lại trên đường", TS. Hoàng Dương Tùng khuyến cáo.
Để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay thì
cần hoàn thiện hệ thống chính sách và các quy định pháp luật để quản lý chất lượng môi trường không khí; nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy quản lý môi trường không khí ở Trung ương và các địa phương; tăng cường kiểm soát, kiểm tra nguồn thải từ các phương tiện giao thông cơ giới.
Tập trung kiểm soát, kiểm tra và xử lý nghiêm ngặt các nguồn thải
ô nhiễm bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng mới và sửa chữa các công trình nhà cửa, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; phổ biến áp dụng các công nghệ xây dựng ít ô nhiễm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải bụi phát sinh từ vận chuyển nguyên vật liệu rời, đặc biệt là vận chuyển về ban đêm. Thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý đúng kỹ thuật vệ sinh 100% rác thải của đô thị; Giáo dục nhân dân giữ gìn vệ sinh đường phố, không xả rác ra đường, cống, rãnh.
Kiểm soát nguồn thải công nghiệp chặt chẽ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý bụi phát sinh từ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp ở bên trong và xung quanh các khu vực đô thị.
Vận động nhân dân và áp dụng các chính sách ưu đãi để đạt được mục tiêu đến năm 2030 không còn bếp đun than ở các đô thị; đối với người dân ngoại thành áp dụng các công nghệ xử lý rơm rạ hợp lý, chấm dứt việc đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch nông nghiệp.
Sau khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, Nghị định, quy định được ban hành quy định rất rõ, tạo hành lang pháp lý trong thực hiện bảo vệ môi trường không khí. Đặc biệt, theo Nghị định 08 của Chính phủ, trong trường hợp ô nhiễm không khí ở mức nghiêm trọng, tùy vào quy mô và mức độ, cơ quan quản lý có thể đưa ra các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ người dân và cải thiện chất lượng không khí.
Trong những hoàn cảnh đặc biệt, nếu không khí bị ô nhiễm nghiêm
trọng trong khoảng thời gian dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, theo cấp độ Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp trên phạm vi quốc gia, UBND tỉnh thành phố sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp khẩn cấp trên địa bàn quản lý.
Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi nội tỉnh, UBND cấp tỉnh, thành phố tổ chức
thực hiện biện pháp khẩn cấp như hạn chế, tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian hoạt động của cơ sở sản xuất có lưu lượng xả bụi, khí thải lưu lượng lớn ra môi trường và thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Hạn chế, phân luồng hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đường bộ, thậm chí được phép đưa ra các quy định cấm hay hạn chế phương tiện đi vào tỉnh, thành phố.