[Góc nhìn tuần qua] Lo ngại về nguy cơ dịch chồng dịch khi số ca sốt xuất huyết tăng mạnh

Ban Biên tập Moitruong.net.vn|29/10/2022 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Dù đã sang tháng 10, nhưng dịch sốt xuất huyết hiện vẫn chưa có dấu hiệu giảm, thậm chí vẫn tiếp tục gia tăng mạnh ở nhiều địa phương trên cả nước, nhất là khu vực phía Nam. Đáng chú ý, nhiều tỉnh ở miền Trung và Tây Nguyên có số ca mắc sốt xuất huyết tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái. Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, các địa phương cũng đang nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan của dịch, nâng cao năng lực đáp ứng với dịch bệnh.

Góc nhìn tuần qua: "Lo ngại về nguy cơ dịch chồng dịch khi số ca sốt xuất huyết tăng mạnh"

Theo thống kê, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 270.278 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 108 ca tử vong. Dự báo trong thời gian tới, số mắc và tử vong tiếp tục diễn biến phức tạp và số mắc ở mức cao do cao điểm mùa dịch hàng năm từ nay đến tháng 11.

Các chuyên gia cảnh báo, những năm xảy ra dịch sốt xuất huyết lớn thường xuất hiện cả 4 chủng virus và dự báo năm nay sẽ có dịch sốt xuất huyết lớn xảy ra. Dự báo thời gian tới, số mắc và tử vong tiếp tục diễn biến phức tạp và số mắc ở mức cao do cao điểm mùa dịch hàng năm từ nay đến tháng 11.

Hiện nay, ngành y tế liên tục chỉ đạo, tăng cường các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết. Nếu chúng ta hiểu rõ về dịch bệnh sốt xuất huyết, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của cơ quan y tế, thì người dân hoàn toàn có thể phòng, chống được dịch. Theo đó, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Người dân loại trừ được bọ gậy, dụng cụ chứa nước không có bọ gậy, không có muỗi thì không có sốt xuất huyết.

Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

2. Hàng tuần, thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

3. Hàng tuần, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

6. Khi bị sốt, đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Bài liên quan
  • [Góc nhìn tuần qua] Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ
    Sau mưa bão, xác động vật, thực vật tại các vùng đất ngập úng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt, các loại thực phẩm rau, quả. Đây là nguyên nhân gây nên các loại bệnh đường ruột. Đặc biệt, nước ngập và tù đọng lâu ngày là môi trường thuận lợi cho muỗi phát triển và dễ bùng phát thành dịch sốt xuất huyết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
[Góc nhìn tuần qua] Lo ngại về nguy cơ dịch chồng dịch khi số ca sốt xuất huyết tăng mạnh