Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn và hành động cụ thể của các “ông lớn” ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam

Thùy Dương|22/07/2019 10:46
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Các doanh nghiệp FDI cũng đã có những hành động cụ thể và thiết thực, nhằm hướng đến một nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Ô nhiễm môi trường đang tác động mạnh mẽ đến môi trường sống và là thách thức to lớn, thúc đẩy các quốc gia cần xác định phát triển kinh tế phải đảm bảo không làm phương hại đến môi trường, hướng tới một nền kinh tế xanh – sạch.

Phát triển “xanh” – Bài toán không của riêng ai

Theo Tiến Sĩ Vũ Tiến Lộc – chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), biến đổi khí hậu và rác thải, trong đó có rác thải nhựa là hai vấn đề thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân trong vấn đề rác thải nhựa.

Việt Nam đang là một trong 05 nước dẫn đầu trên toàn cầu về lượng rác thải nhựa thải ra đại dương, tương đương với 280,000 tấn mỗi năm

Hiện nay, nhiều dự án FDI ở Việt Nam là ngành sản xuất thô, có tính gia công cao, giá trị gia tăng thấp, đồng thời mức độ phát thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do có lượng chất thải gồm nước thải, khí thải và chất thải rắn lớn, nồng độ các chất ô nhiễm cao.

Lượng rác thải rắn đô thị ở Việt Nam được dự đoán sẽ tăng 38% từ 11.6 triệu tấn năm 2016 lên 15.9 triệu tấn năm 2030

Trước những thực trạng trên, bài toán phát triển “xanh” được đưa ra và đặt “trọng trách” không chỉ lên nhà nước với việc đưa ra cơ chế chính sách cụ thể, mà các doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp FDI cũng cần chung tay để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ghi nhận trong thực tế, nhiều doanh nghiệp FDI khi vào Việt Nam đã có những kế hoạch “đi tắt đón đầu”, định hướng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hướng tới sự phát triển bền vững. Định hướng này như một mũi tên trúng nhiều mục tiêu khác nhau, bởi việc đầu tư phát triển bền vững không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn mà còn nâng cao uy tín thương hiệu và vị thế cạnh tranh ở nước sở tại.

Thực hành phát triển kinh doanh đi liền với bảo vệ môi trường

Với nhiều kinh nghiệm phát triển và sáng kiến thiết thực, nhiều doanh nghiệp FDI giữ vai trò khởi xướng, dẫn dắt cho sự phát triển của xu hướng này, điển hình như Coca-Cola – doanh nghiệp hướng tới sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu dùng và quá trình xử lý phục hồi.

Gần đây nhất, Coca – Cola đã cùng các công ty, tập đoàn lớn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì tại Việt Nam thành lập nên Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam). Mục tiêu của PRO Vietnam là đến năm 2030, tất cả các loại vật liệu đóng gói do các công ty thành viên trong Liên minh gồm Coca-Cola Việt Nam, Friesland Campina Việt Nam, La Vie, Nestle, Nutifood, Suntory PepsiCo Việt Nam, Tetra Pak, TH Group và Universal Robina Corporation đưa ra tiêu thụ thị trường đều sẽ được thu gom và tái chế.

PRO Vietnam dựa trên bốn trụ cột hoạt động chính để hiện thực hoá tham vọng của tổ chức là nâng cao nhận thức người tiêu dùng về tái chế và phân loại rác; làm vững mạnh hệ sinh thái thu gom bao bì sẵn có; hỗ trợ các chương trình tái chế của nhà máy xử lý và các nhà máy sản xuất nguyên liệu tái chế; và cuối cùng là hợp tác với Chính Phủ trong khía cạnh “Recycle – Tái chế” của bộ nguyên tắc 3R (Reduce – Giảm thiểu, Reuse – Tái sử dụng and Recycle – Tái chế) thông qua quan hệ đối tác công tư tự nguyện độc đáo nhằm cải thiện điều kiện sinh kế và tạo việc làm cho các cá nhân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bao bì sau tiêu dùng.

Coca-Cola phối hợp với Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam, Công ty TNHH Dow Chemical Việt Nam (“Dow”) trong sáng kiến Không xả thải ra thiên nhiên (Zero Waste To Nature)

Với Coca – Cola, ngay từ khi sản xuất, doanh nghiệp đã đưa ra những dây chuyền sản xuất hiện đại nhất để đảm bảo an toàn cho người sử dụng vừa giúp bảo vệ môi trường; song song thực hiện các sáng kiến như Không xả thải ra môi trường; Khuyến khích sáng tạo để nâng cao ý thức về tái chế; Đẩy mạnh các chương trình giáo dục cộng đồng, điển hình là chương trình ECOCENTER; Xây dựng mạng lưới hành động vì rác thải nhựa…

Mỗi gia đình và từng người dân ngay từ bây giờ hãy thực hiện khẩu hiệu “nói không với rác thải nhựa” ngay từ những hành động nhỏ nhất

Nền kinh tế tuần hoàn mở ra cơ hội kinh doanh trị giá ít nhất 4.5 nghìn tỷ USD, và việc thành lập PRO Vietnam có thể nói là bước đi tiên quyết để hiện thực hóa tiềm năng cho sự phát triển kinh tế này, góp phần thực hiện Thỏa thuận Pari và 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Thùy Dương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn và hành động cụ thể của các “ông lớn” ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam