Mâm cúng tất niên Tết Nguyên Đán Giáp Thìn chi tiết nhất

Phúc Minh|08/02/2024 19:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Mâm cúng tất niên chưa bao giờ thiếu trong gia đình mỗi người con đất Việt. Theo tín ngưỡng từ xa xưa, tất niên là dịp cho cả gia đình sum họp và cúng cơm cho ông bà tổ tiên để tỏ lòng kính thành và mong chờ một năm mới tốt đẹp.

Thời gian cúng tất niên năm 2024 Giáp Thìn

Ngày và thời gian cúng tất niên tùy thuộc vào từng gia đình. Ngày nay, thời điểm cúng tất niên cũng không quá câu nệ. Thông thường, người ta sẽ chọn các ngày sau đây để chuẩn bị mâm cúng tất niên:

1. Ngày cúng


Người ta thường chọn ngày cuối cùng trong năm Âm lịch để làm tất niên. Do đó, ngày cúng tất niên năm 2024 Giáp Thìn sẽ rơi vào thứ 7 ngày 21/01/2024 (Dương lịch). Một số gia đình có thể tổ chức sớm hơn vào ngày 25, 26, 27, 28 hoặc 29 tùy vào thời gian chuẩn bị và hoàn cảnh riêng.

Đối với các tổ chức, cơ quan và đoàn thể, mâm cúng tất niên có thể được chuẩn bị vào ngày làm việc cuối cùng trước khi nghỉ Tết. Sau khi cúng tất niên xong, mâm cúng sẽ được hạ xuống và tất cả mọi người cùng quây quần ăn cỗ.

cung-tat-nien-2.png
Ảnh minh họa



2. Thời gian cúng


Giờ cúng tất niên không cố định, thường vào buổi chiều ngày 30 Tết. Sau khi cúng xong, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa tối cuối năm và chuẩn bị cho ngày đầu tiên của năm mới.

Mâm cúng tất niên cần chuẩn bị những gì?


Tất niên còn được xem là ngày lễ cuối cùng trong năm và là bữa ăn rất quan trọng. Tất niên là thời điểm tổng kết một năm vừa qua, những điều đã làm được và chưa làm được. Trong buổi lễ tất niên, các thành viên sẽ cùng nhau khép lại một năm cũ nhiều bộn bề lo toan và sẵn sàng cho một năm mới bình an như ý.

Bên cạnh đó, mâm cúng tất niên còn mang ý nghĩa về sự sum họp bên gia đình. Những người con xa quê hương có dịp về thăm ông bà cha mẹ. Cả nhà cùng nhau ăn bữa cơm thấm đẫm hương vị quê nhà.

Một mâm cúng tất niên trọn vẹn sẽ có các lễ vật như:

Nhang và đèn


Hai lễ vật không thể thiếu mỗi khi cúng bái. Nhang đèn được xem là sợi dây gắn kết giữa cõi âm và dương. Trên mâm cúng tất niên, người ta thường đặt hai cây đèn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Bạn cũng có thể thay thế đèn dầu bằng đèn cầy sẽ mang ý nghĩa tương tự.

Mâm ngũ quả


Mâm cúng tất niên nên trưng bày các loại quả bắt mắt mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp như chuối xanh, bưởi, quất, dứa, dừa, mãng cầu, mận, thanh long, sung,… Bạn không nên đặt mâm ngũ quả ở giữa bàn thờ vì người xưa quan niệm điều này sẽ làm giảm linh khí từ bát hương.

Bên cạnh đó, trong mâm cúng tất niên sẽ bao gồm các lễ vật sau:

Gạo, muối, nước lọc;
Trà xanh, rượu trắng;
Giấy tiền cúng tất niên;
Bánh kẹo, trầu cau;
Chè, xôi, cháo trắng;
Tam sên (gà, tôm, thịt lợn);
Bánh chưng/bánh tét;
Chả lụa;
Bánh bao.

Tùy vào từng vùng miền, mâm cúng tất niên sẽ có chút thay đổi. Mỗi kiểu mâm cúng sẽ thể hiện văn hóa và nét đẹp trong lối sống người dân bản địa. Sau đây là một số mâm cúng đặc trưng cho từng vùng miền mà bạn có thể tham khảo:

1. Mâm cúng tất niên Miền Bắc


Mâm cúng tất niên miền Bắc sẽ có nhiều món ăn luộc như gà trống luộc nguyên con, thịt lợn luộc, chả lụa,… hay các món ăn quen thuộc như canh măng hầm xương, chả giò, xôi gấc, bánh chưng,… Ngoài ra, người miền Bắc cũng thường chọn các món muối chua như củ kiệu, củ hành, nộm,… hoặc các món như thịt đông.

2. Mâm cúng tất niên Miền Trung


Ngoài một số loại trái cây và món cúng cơ bản, người miền Trung còn làm phong phú mâm cúng với các loại món ăn đặc trưng như măng khô ninh, dưa chua, chả rông, ram rán, giò lụa xứ Huế, gà bóp rau răm, bánh phồng tôm,… Tùy từng địa phương, người miền Trung còn cúng bánh chưng, bánh mật hoặc bánh tét.

3. Mâm cúng tất niên Miền Nam


Mâm cúng tất niên miền Nam cũng có một số món ăn đặc trưng như củ cải ngâm nước mắm, bánh tét, gỏi thịt, gỏi tôm, chả giò, khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, canh măng hầm xương,… Mỗi gia đình sẽ có cách bày trí mâm cúng khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện của từng nhà.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Mâm cúng tất niên Tết Nguyên Đán Giáp Thìn chi tiết nhất
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.