WHO hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng kế hoạch đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Nhật Trịnh|18/11/2023 17:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cam kết sẽ hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng kế hoạch giảm lượng khí thải carbon và lượng chất thải xả ra môi trường của ngành y tế.

Tại cuộc họp Nhóm đối tác y tế về biến đổi khí hậu và sức khỏe do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam tổ chức ngày 17/11 vừa qua, WHO đã công bố Việt Nam chính thức trở thành thành viên Liên minh Hành động Chuyển đổi về Biến đổi Khí hậu và Sức khỏe (ATACH).

Bên cạnh đó, WHO cũng cam kết sẽ giúp hệ thống y tế Việt Nam thực hiện mục tiêu đến năm 2050 có mức phát thải ròng bằng 0.

bo-y-te.jpg
Cuộc họp Nhóm đối tác y tế về biến đổi khí hậu và sức khỏe. Ảnh: YT

Theo đó, trên toàn cầu, mọi hệ thống y tế đều đang hoặc sẽ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu: Từ các hiện tượng thời tiết cực đoan gây thiệt hại cho các cơ sở y tế, đến các dịch vụ y tế phải điều trị cho những người bị mắc các bệnh có khả năng gia tăng do ảnh hưởng của khí hậu như sốt xuất huyết, và bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp do không khí ô nhiễm… Trong đó, ngành y tế chiếm 4,6% lượng phát thải khí nhà kính gây hại.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đặc biệt, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, trong những năm gần đây, các hiện tượng khí hậu cực đoan xảy ra với cường độ và tần suất ngày càng lớn.

Việc Bộ Y tế tham gia ATACH khẳng định mong muốn của Việt Nam trong trao đổi, chia sẻ với các nước trên thế giới và cam kết thực hiện các sáng kiến về biến đổi khí hậu và sức khỏe.

Theo TS Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, với sự hỗ trợ của WHO, Bộ Y tế đã thí điểm mô hình cơ sở y tế có khả năng thích ứng, chống chịu với biến đổi khí hậu và bền vững môi trường. Các cơ sở y tế sẽ giữ vai trò rất quan trọng trong việc đạt được mục tiêu mức phát thải ròng bằng 0 từ ngành y tế.

Nếu giải quyết được các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, các nước có thể thu được lợi ích sức khỏe to lớn. WHO sẽ hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng kế hoạch ngành nhằm giảm lượng khí thải carbon và lượng chất thải xả ra môi trường của ngành.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
WHO hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng kế hoạch đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050