Theo kết quả phân tích từ Dự án Dữ liệu Chất lượng Không khí Kết nối Toàn cầu của Công ty công nghệ đa quốc gia Dyson cho thấy Ấn Độ đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu về ô nhiễm không khí trong nhà với mức PM2.5 trung bình hàng năm cao nhất, tiếp theo là Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Hàn Quốc.
Hơn nữa, trong danh sách các thành phố được nghiên cứu có mức PM2.5 trung bình hàng năm cao nhất, thủ đô New Delhi cũng đứng đầu với mức PM2.5 là 69,29, tiếp theo là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến và Busan.
Nghiên cứu cho thấy không khí trong nhà có thể tồi tệ hơn đáng kể, đặc biệt là trong mùa Đông, với mức PM2.5 vượt quá tiêu chuẩn y tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra. Mùa Đông nói chung là mùa ô nhiễm nhất ở khắp nơi, ngay cả ở Nam Bán cầu - nơi thời tiết lạnh hơn giữ không khí ô nhiễm ở gần mặt đất.
Ô nhiễm đạt đỉnh điểm vào mùa Đông, đặc biệt là ở Delhi, trong đó tháng 11 và tháng 12 là những tháng ô nhiễm nhất. Dyson cho biết “thật đáng kinh ngạc, không khí trong nhà vào mùa Đông được phát hiện là tồi tệ hơn bên ngoài 15%, khiến khói bụi bám vào tường một cách hiệu quả. Thực tế, trên khắp Ấn Độ, không khí trong nhà bẩn hơn 41% trong những tháng này, thậm chí còn hơn 48%”.
Ô nhiễm không khí là tác động kết hợp giữa các hạt bụi mịn (PM 2.5), khí ôzôn và ô nhiễm không khí trong nhà. Do những tác động kết hợp đó, tuổi thọ dự kiến của người dân những quốc gia Nam á như Ấn Độ đã giảm hơn 2,6 năm. Mức giảm này cao hơn nhiều mức giảm tuổi thọ trung bình trên thế giới là 20 tháng.
WHO ước tính, mỗi năm trên thế giới có 7 triệu người tử vong sớm do ô nhiễm không khí. Trong khi đó, Ngân hàng thế giới tính toán chi phí do ô nhiễm không khí gây ra đối với kinh tế thế giới vì làm mất đi sức lao động là 225 tỷ USD.