Đề xuất cho làm việc ở nhà vào ngày ô nhiễm không khí không thực tế

Minh Anh (t/h)|17/12/2019 02:25
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Để bảo vệ sức khỏe trong những ngày ô nhiễm không khí, có đề xuất ‘ở nhà làm việc ngày ô nhiễm”. Tuy nhiên, thiếu tính khả thi và thực tế.

Trước đó, do không khí ở Hà Nội và TP.HCM lại trở lại ngưỡng nguy hiểm. Chính vì thế, Tổ chức xã hội CHANGE, dưới sự tài trợ của Tổng lãnh sự Đức tại TPHCM đã phát động phong trào “Ở nhà ngày ô nhiễm”. Từ đó, Change đề xuất các lãnh đạo doanh nghiệp, xem xét thêm chính sách cho nhân viên làm việc ở nhà khi những ngày chất lượng không khí (AQI) mức báo động tím; nhân viên văn phòng có thể chủ động xin được làm việc ở nhà vào những ngày này.

Chiến dịch mong muốn thúc đẩy những cuộc thảo luận mạnh mẽ trên mạng xã hội, hướng sự quan tâm của cộng đồng đến vấn đề bảo vệ sức khỏe cá nhân trong những ngày chỉ số chất lượng không khí ở mức báo động tím (201-300). Theo cách phân loại mới của Việt Nam không khí lên ngưỡng tím, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh hô hấp tránh ra ngoài, các nhóm khác nên hạn chế ra ngoài.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, doanh nghiệp xã hội cho rằng sự quan tâm của cộng đồng với vấn đề ô nhiễm không khí và tầm nghiêm trọng của nó với sức khỏe vẫn chưa đúng mức. Do vậy, dù cảm nhận được sự thay đổi của không khó xung quanh theo chiều hướng xấu đi thông qua các giác quan thị giác, khứu giác, nhiều người vẫn chọn cách ra đường bất chấp với trang bị bảo vệ sức khỏe thô sơ hoặc thậm chí không trang bị.

Tuy nhiên, đề xuất được cho rằng không khả thi. Nếu “ở nhà ngày ô nhiễm” thì người dân nào ở nhà, người dân nào đi làm? Người giàu ở nhà thì vẫn có lương thực để ăn, còn người nghèo ở nhà mà không đi ra đường kiếm sống thì sống bằng cái gì? Hay người nào có việc bất khả kháng cần phải đi ra đường để giải quyết thì làm sao ở nhà được. PGS.TS Phùng Chí Sỹ – Giám đốc Trung tâm Công nghệ môi trường nêu quan điểm.

Học sinh đi học, công nhân đi làm, làm sao có thể thay đổi cả tổ chức như thế được. Ở nước ngoài họ có đề xuất ngày hôm nay xe biển chẵn ra đường, ngày hôm sau xe biển lẻ ra đường là vì hệ thống giao thông công cộng của họ rất đầy đủ, tiện lợi thì đề xuất đó mới khả thi. Còn ở Việt Nam thì không thể đề xuất như thế được bởi đề xuất đó không phát sinh từ thực tế, không dựa vào căn cứ gì. Giờ bảo ở nhà nhưng thành phố vẫn ô nhiễm thì sao?”, Ông Sỹ nêu thêm.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội, TP.HCM hay ở nhiều nơi khác đều có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như do giao thông, do các hoạt động xây dựng làm rơi vãi đất cát ra đường, do cơ sở hạ tầng yếu kém, do hoạt động tại các khu công nghiệp, do các quán nấu ăn dùng than tổ ong, ngoài ra còn do khí thải xuyên biên giới từ các quốc gia khác sang Việt Nam.

Việc đề xuất kế hoạch để cải thiện môi trường cần phải có nghiên cứu một cách bài bản, toàn diện, nguyên nhân do dâu, bộ phận nào tác động đến không khí trong tỉnh, thành phố đó nhiều nhất. Phải có chương trình kế hoạch cụ thể, nơi nào ô nhiễm nhiều, dễ xử lý thì làm trước, nơi nào ô nhiễm ít, khó xử lý thì làm sau.

Theo kết quả khảo sát, đo đạc các nguồn phát thải do Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí thực hiện, ô nhiễm không khí tại TP HCM đến từ 3 nguồn chính: Nguồn giao thông chiếm khoảng 50%, nguồn diện (hoạt động từ các hộ gia đình, nhà hàng, quán ăn, nông nghiệp, công trình xây dựng…) chiếm khoảng 30%, còn lại là nguồn điểm (hoạt động công nghiệp, bệnh viện, khách sạn).

Minh Anh (t/h)

Bài liên quan
  • Cấp thiết nâng cao công tác bảo vệ rừng
    Moitruong.net.vn – Theo dự báo, năm 2020 tình hình thời tiết tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và bất thường ảnh hưởng lớn đến công tác bảo vệ rừng và nguy cơ gây cháy rừng rất cao.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đề xuất cho làm việc ở nhà vào ngày ô nhiễm không khí không thực tế