Cảnh báo nước ngầm ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ nhiễm amoni nặng

Ngọc Linh (t/h)|09/07/2019 09:33
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Theo khảo sát của các nhà khoa học, phần lớn nước ngầm ở Đồng bằng Bắc Bộ đều bị nhiễm amoni nặng, vượt tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y tế cho phép.

Theo khảo sát của các nhà khoa học cho biết, phần lớn nước ngầm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đều bị nhiễm amoni rất nặng, vượt tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y tế rất nhiều lần.

Theo đó, những tỉnh, thành như Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Dương được cho là những địa phương bị nhiễm amoni nặng nhất.

Người dân cần kiểm tra thịt nhiễm amoni hay không sau khi luộc chín

Thịt lợn tươi, sạch được rửa cẩn thận trước khi cho vào luộc chín. Sau 30 phút, thịt vẫn còn giữ lại màu tươi như thịt sống. Đây là cách thức mà người dân tự kiểm tra trong nước sinh hoạt của mình có nhiễm amoni hay không.

Hiện tại, nước sinh hoạt ở khu đô thị do Công ty Nước sạch Hà Đông cung cấp. Bản thân lãnh đạo nhà máy cũng thừa nhận, vì nguồn đầu vào là nước ngầm nên việc hàm lượng amoni vượt ngưỡng là điều không tránh khỏi và doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để khắc phục điều này.

Lúc này, người dân tiếp tục đặt ra nghi vấn bởi đầu nguồn đã sạch mà nước vẫn bẩn thì chắc hẳn là do bể chứa nước đặt trong khu đô thị, nơi trung chuyển nước từ nhà máy về đến từng hộ gia đình.

Người dân mất tiền mua nước sạch nhưng lại phải sử dụng nước bẩn, nước bẩn này không thể nhận diện được bằng mắt thường và cũng không ngửi được mùi của Amoni

Bản thân Amoni không quá độc với cơ thể, nhưng nếu tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác. Các nghiên cứu cho thấy, 1g amoni khi chuyển hóa hết sẽ tạo thành 2,7 g nitrit và 3,65 g nitrat. Trong khi hàm lượng cho phép của nitrit là 0,1 mg/lít và nitrat là 10-50 mg/lít

Amoni là một trong những yếu tố gây cản trở trong công nghệ xử lý nước cấp: làm giảm tác dụng của clo, giảm hiệu quả khử trung nước do phản ứng với clo tạo thành monocloamin là chất sát trùng thứ cấp hiệu quả kém clo hơn 100 lần. Amoni cùng với các chất vi lượng trong nước (hợp chất hữu cơ, phốt pho, sắt, mangan…) là “thức ăn” để vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sau xử lý. Nước có thể bị đục, đóng cặn trong hệ thống dẫn, chứa nước. Nước bị xuống cấp, làm giảm các yếu tố cảm quan.

Một hiện tượng nữa cần được quan tâm là khi nồng độ amoni trong nước cao, rất dễ sinh nitrit (NO2). Trong cơ thể động vật, nitrit và nitrat có thể biến thành N – nitroso – là chất tiền ung thư. Nước nhiễm amoni còn nghiêm trọng hơn nhiễm asen rất nhiều vì amoni dễ dàng chuyển hoá thành chất độc hại, lại khó xử lý.

Amoni là chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người, khi vào trong cơ thể sẽ chiếm mất oxy khiến cho trẻ bị xanh xao, ốm yếu, thiếu máu, khó thở do thiếu oxi tỏng máu. Đến một giai đoạn nào đó khi nhiễm amoni nặng sẽ gây ngộp thở và tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Theo tổ chức Y tế thế giới cũng như các tiêu chuẩn của Bộ Y tế đã đề ra mức giới hạn 3 và 50mg/l đối với nitrit và nitrat tương ứng nhằm ngăn ngừa bệnh mất sắc tố máu (methaemoglobinaemia) đặ biệt đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

Nguy hại hơn, nếu Amoni nếu tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác.

Để kiểm tra nước sinh hoạt có bị nhiễm amoni hay không, người dân có thể đem thịt lợn, sạch được rửa cẩn thận trước khi cho vào luộc chín. Sau 30 phút, thịt vẫn còn giữ lại màu tươi như thịt sống.

Ngọc Linh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cảnh báo nước ngầm ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ nhiễm amoni nặng