COP 23: Các nội dung thảo luận trong khuôn khổ SBSTA 47

Theo Monre|15/11/2017 05:38
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Đại diện đoàn Việt Nam tham dự phiên tham vấn không chính thức về khung công nghệ theo Điều 10.4 của Thỏa thuận Paris

(Moitruong.net.vn) – Trong tuần đầu làm việc, các bên đã tham gia thảo luận theo các nội dung Chương trình nghị sự của Ban Bổ trợ khoa học Công nghệ lần thứ 47 (SBSTA 47).

Một số nội dung chính được thảo luận trong tuần thứ nhất như sau:

Tác động của các biện pháp ứng phó: các bên đã đưa ra ý kiến về phương thức, chương trình làm việc, và các chức năng theo Thoả thuận Paris về diễn đàn về tác động của các biện pháp ứng phó. Các bên đã đưa ra đề xuất chi tiết về việc xóa bỏ nội dung thương mại quốc tế khỏi chương trình làm việc.

Vấn đề liên quan tới 6 điều của thỏa thuận Paris

Trên cơ sở các phiên tham vấn không chính thức, Điều giải viên đề nghị các bên cho ý kiến về nội dung ghi nhớ được đưa ra ngày 6/11 về các tiêu đề, phụ đề, các nội dung chính cần thảo luận. Về tiêu đề, các bên đề xuất bổ sung mục đích, quản trị, tham chiếu tới các hiệu quả của các bên trong việc chủ trì các nội dung về giảm nhẹ; các bên giảm phát thải, kỳ vọng thích ứng; giải quyết các tác động tiêu cực của kinh tế và xã hội; rà soát định kỳ hướng dẫn bao gồm các nhiệm vụ bắt buộc đạt được. Nhiều bên đề xuất chuyển phần quy tắc lên phần mở đầu. Về các nội dung thảo luận bổ sung hay tuỳ chọn, các bên đa nhiều ý kiến cụ thể về các tiêu đề như quy tắc, định nghĩa, ban giám sát, sự tham gia của các bên, các hoạt động giảm nhẹ phù hợp, quy trình hoạt động giảm nhẹ.

SBSTA/SBI báo cáo của ủy ban thích ứng và nhóm chuyên gia các nước kém phát triên: Các cuộc tham vấn không chính thức được điều hành bởi Mamadou Honadia (Burkina Faso), Malcolm Ridout (Anh), Richard Merzian (Australia) và Hamza Tber (Ma-rốc). Các khuyến nghị của Ủy ban Thích ứng và LEG nhằm giải quyết các nhiệm vụ được yêu cầu tại Paris, cụ thể là: (i) Nhiệm vụ đầu tiên: Phương thức công nhận nỗ lực thích ứng của các nước đang phát triển; (ii) Nhiệm vụ thứ 2: thực hiện các bước cần thiết để tạo điều kiện cho việc huy động sự hỗ trợ ở các nước đang phát triển; (iii) Nhiệm vụ thứ 3: Phương pháp nhận được hỗ trợ thích ứng hiệu quả và phù hợp. Một số nước đang phát triển đề xuất nội dung này chuyển sang các Ban bổ trợ thành 1 mục chương trình để thảo luận trong các phiên họp sắp tới. Điều giải viên thông báo sẽ gửi bản ghi nhớ các thảo luận trong khuôn khổ các cuộc họp này.

SBSTA/SBI: Cơ chế vac – sa – va về tổn thất và thiệt hại WIM

Các phiên họp tham vấn không chính thức được điều hành bởi Beth Lavender (Canada) và Alf Wills (Nam Phi). Các Điều giải viên trình bày các điểm chính cho dự thảo quyết định bao gồm: báo cáo của Ban điều hành; Chương trình làm việc của Ban Điều hành; phương thức chuẩn bị cho rà soát WIM 2019 và nguồn lực. Các bên không đồng ý về thời điểm bắt đầu công việc chuẩn bị cho việc xem xét năm 2019 và liệu có nên đưa ra một mục chương trình nghị sự về WIM hay nên kết hợp vào hội thảo và đối thoại trong các phiên họp sắp tới của SBI hay COP.

Phát triển và chuyển giao công nghệ: Khung công nghệ theo Điều 10.4 Thoả thuận Paris: Điều giải viên mời các bên chia sẻ quan điểm về chủ đề hỗ trợ. Các bên đồng ý rằng sự hỗ trợ không chỉ giới hạn trong hỗ trợ tài chính và đưa ra các gợi ý để mở rộng phạm vi hỗ trợ bao gồm: tăng cường năng lực và hỗ trợ kỹ thuật; và hỗ trợ bằng hiện vật; hỗ trợ thể chế; giám sát và Báo cáo; công nghệ bản địa; và khuyến khích đầu tư tư nhân. Trên cơ sở ý kiến của các Bên về phát triển và chuyển giao công nghệ trong các phiên thảo luận tuần vừa qua, hôm nay các Điều giải viên giới thiệu bản dự thảo kết luận để lấy ý kiến các quốc gia.

Về cơ bản các nước đồng ý với dự thảo. Tuy nhiên có một số ý kiến của Na Uy, Senegal và Bolivia đề nghị cần phải sử dụng cụm từ “chủ đề chính và chu kỳ công nghệ” thay vì chỉ có các chủ đề chính trong khung công nghệ. Một số quốc gia bao gồm Trung Quốc và Uganda thảo luận làm rõ vai trò của CTCN và TEC, CTCN nên là tổ chức mà SBSTA khuyến khích thực hiện các hoạt động thực hiện Thoả thuận Paris chứ không chỉ là đánh giá cao việc sẵn sàng thực hiện của 2 tổ chức này.

Hàn Quốc nêu ý kiến về một số vấn đề trong dự thảo khung công nghệ chưa được xem xét cụ thể ví dụ như việc liệu khung công nghệ có gắn với Thoả thuận Paris chưa và các bản cập nhật về khung công nghệ thế nào, các thông tin còn thiếu và chưa đủ độ thuyết phục.

Đoàn Việt Nam cho rằng cần phải bổ sung và làm rõ các hoạt động bao gồm các hoạt động liên quan tới tăng cường tính minh bạch trong chuyển giao công nghệ và chuyển giao các công nghệ có sự chuyển đổi.Một số nước cho rằng thêm hoạt động về tính minh bạch và chuyển giao công nghệ cần phải đề cập thêm về nguồn tài chính cho các hoạt động này.

SBSTA yêu cầu Chủ tịch chuẩn bị dự thảo đầu tiên của Khung công nghệ nộp vào ngày 15/3/2018 bao gồm các việc bắt buộc làm và tiến độ của các việc đã thảo luận trong SBSTA 45, 46, 47 để xem xét tại SBSTA 48. Các phiên thảo luận về Khung công nghệ đã kết thúc, dự thảo kết luận đã được các bên thống nhất để nộp lên Chủ tịch SBSTA.

Theo Monre

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
COP 23: Các nội dung thảo luận trong khuôn khổ SBSTA 47