Cần tìm hướng đi mới kích cầu du lịch Việt Nam năm 2020

Mai Chi (T/h)|09/03/2020 06:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Từ ngày 3 – 8/3, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức đoàn khảo sát tại các khu và điểm du lịch được chọn tham gia Liên minh kích cầu du lịch Việt Nam năm 2020.

Trên cơ sở khảo sát, Hiệp hội du lịch Việt Nam, các tỉnh cùng 130 doanh nghiệp du lịch, lữ hành vận tải trong nước đã đề ra các giải pháp kích cầu du lịch trong bối cảnh du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, xây dựng sản phẩm du lịch chung của 4 tỉnh để thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Qua khảo sát các tỉnh, các doanh nghiệp lữ hành nhận định, so với 2 năm trước, 4 tỉnh được chọn tham gia liên minh kích cầu du lịch lần này đã có nhiều thay đổi, nhất là hạ tầng giao thông, các khách sạn phân khúc cao cấp cũng đã được dần cải thiện. Sau chuyến khảo sát này, Hiệp hội du lịch Việt Nam cùng các doanh nghiệp lữ hành sẽ xây dựng các tour tại 4 tỉnh…

Cần tìm những hướng đi mới cho ngành du lịch Việt Nam

Cần tìm hướng đi mới kích cầu du lịch Việt năm 2020

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Việt Nam đang mất đi thị trường lớn là Trung Quốc. Vì vậy, ngành du lịch cần có hướng đi mới, xác định thị trường nội địa là hướng ưu tiên hàng đầu. Đồng thời có thể xem xét lựa chọn các điểm đến mới, nơi không bị dịch hoặc không có khả năng tái phát dịch như: Mỹ, Australia, Canada…

Bên cạnh đó, để tạo nên sự hấp dẫn du lịch nội địa, cần có giải pháp đồng bộ từ việc tổ chức các hoạt động kích cầu du lịch nội địa, tổ chức liên kết các nhà cung cấp dịch vụ để hình thành những chương trình du lịch trọn gói với giá ưu đãi cho khách du lịch Việt Nam. Cần đầu tư các tuyến du lịch nội địa mới, chú trọng khai thác du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch gắn với bảo vệ môi trường.

Các công ty du lịch cũng cần nghiên cứu thay đổi định hướng thị trường khủng hoảng với tâm điểm từ thị trường Trung Quốc đã cho thấy hầu như của việc quá dựa vào 1 đến 2 thị trường lớn của du lịch Việt Nam (Trung Quốc chiếm 1/3 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm quá nửa tổng số khách quốc tế đến Việt Nam). Khi dịch bệnh qua đi thì thị trường Trung Quốc sẽ cần thêm thời gian để hồi phục. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần nghiên cứu thu hút những thị trường mục tiêu tiềm năng khác.

Từ những khó khăn này, Việt Nam cũng có thể coi là cơ hội để nhìn lại chính mình và chuẩn bị cho tương lai, trong việc thiệu nhiều sản phẩm mới và đa dạng, xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh trực tiếp và sâu rộng ra thế giới cũng như ngày một khẳng định, Việt Nam là một trong những nước tiềm năng, giàu bản sắc của khu vực Châu Á.

Các Công ty du lịch cần phải đồng lòng liên kết với hàng không, vận tải, khách sạn, nhà hàng… để xây dựng những gói kích cầu du lịch nhằm giúp cho du lịch hồi phục nhanh sau giai đoạn khủng hoảng. Các doanh nghiệp có thể tổ chức mời các đối tác, khách hàng lớn tham dự các chuyến FAM trip để giới thiệu các sản phẩm.

Các đơn vị du lịch trong nước cần liên kết tìm ra các hướng đi mới khi dịch bệnh bị đẩy lùi

Khi cuộc khủng hoảng dịch bệnh chấm dứt, khách đã quay trở lại, đây cũng là lúc doanh nghiệp cần đẩy mạnh truyền thông tiếp thị và bán hàng. “Việt Nam điểm đến an toàn”, các gói du lịch khuyến mại kích cầu có thể tung ra để kích thích khách sớm đăng kí đi tour.

Ở khía cạnh nhà nước, các cơ quan quản lý có thể đóng vai trò nhạc trưởng để gắn kết các thành phần du lịch, hàng không, khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, khu vui chơi giải trí… cùng giảm giá để có để có các sản phẩm tour trọn gói kích cầu du lịch.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng nên miễn lệ phí visa cho những thị trường trọng điểm, tiềm năng và có mức chi trả cao để thu hút khách từ những thị trường này.

Đồng thời có những chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp trong ngành du lịch. Trong và sau đại dịch, thì nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ và bù đắp cho ngành du lịch.

Khi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn bị tổn thương, không chỉ dịch bệnh mà các cuộc khủng hoảng khách liên quan đến khủng bố, xung đột chính trị, suy thoái kinh tế, thiên tai…đều sẽ ảnh hưởng lớn. Nếu như doanh nghiệp du lịch không đồng hành và ứng phó ngay từ trong cuộc khủng hoảng thì sẽ hạn chế khả năng phục hồi và đón sóng tương lai của chính doanh nghiệp mình.

Mai Chi (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cần tìm hướng đi mới kích cầu du lịch Việt Nam năm 2020