Dự báo, miền Tây suy giảm nguồn thủy sản tự nhiên trong mùa khô 2022

Hoàng Anh|17/01/2022 04:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Theo dự báo, khả năng xuất hiện lũ lớn ở ĐBSCL là không nhiều, tuy nhiên nguy cơ lũ lên nhanh hơn bình thường do mưa lớn trong thời gian ngắn có thể gây tác động tiêu cực đến vùng ĐBSCL.

Trong mùa khô 2021-2022, tổng lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Kông về hạ lưu khả năng thấp hơn TBNN từ 8-15%. Xâm nhập mặn ở ĐBSCL đến sớm và cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô 2019-2020.

Theo dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn, năm nay mưa kéo dài hơn mọi năm, thay vì mùa mưa thường chấm dứt vào tháng 10 thì có thể kéo dài sang tháng 11, 12 và thỉnh thoảng xuất hiện những cơn mưa trái mùa có thể giải được cơn mặn. Vì vậy tình hình khô hạn và xâm nhập mặn tại ĐBSCL vào mùa khô năm 2022 sẽ nhẹ hơn.

Ảnh minh họa

Theo ông Bùi Thanh Liêm – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre cho biết, địa phương đã lên kế hoạch để ứng phó với mùa khô năm 2022. Theo đó, ngành nông nghiệp đã tuyên tuyên và đề nghị thường xuyên theo dõi thông tin về hạn, mặn để chủ động nguồn nước tưới; địa phương tập trung xây dựng đập ngăn mặn, hồ trữ nước… Vụ sản xuất hoa Tết Nguyên đán năm 2022 có tháng cuối của năm rơi vào thời điểm hạn, mặn nhưng nhà vườn đã chủ động trữ nước tưới . Trong khi đó, người nông dân cũng đã có kinh nghiệm ứng phó với hạn, mặn qua nhiều năm.

Từ năm 2000-2002, ở ĐBSCL đều xuất hiện lũ lớn, có năm mực nước đỉnh lũ tại Tân Châu vượt qua 4,75 m. Tuy nhiên, hơn 10 năm gần đây, lũ lớn xuất hiện ít dần, trong thập kỷ này chỉ có năm 2011 xuất hiện lũ lớn, tần suất lũ nhỏ và trung bình lại tăng lên, thậm chí là lũ cực nhỏ như năm 2015.

Theo tính toán của Bộ NN-PTNT, tần suất xuất hiện lũ lớn ở ĐBSCL chỉ còn 7%, nghĩa là 10 – 15 năm mới có một lần lũ lớn dù các đập thủy điện trên thượng nguồn mới xây dựng được 50%. Đến khoảng năm 2040, nếu toàn bộ quy hoạch thủy điện ở thượng nguồn hoàn thành thì lũ lớn chỉ còn 1%, nghĩa là cả trăm năm mới có 1 mùa lũ lớn.

Thời gian lũ đến và mực nước lũ cao hay thấp ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Với tình hình mùa lũ thấp liên tục trong nhiều năm như vừa qua, thủy sản tự nhiên đã suy giảm vì không đủ nước và thời gian để sinh sản. Dù có lũ về lại thì thủy sản tự nhiên vẫn chưa thể phục hồi. Theo đó, bà con sinh sống bằng đánh bắt thủy sản tự nhiên ở vùng lũ đầu nguồn Đồng Tháp, An Giang không nên đầu tư quá nhiều vào ngư cụ trong vài năm tới. Với người dân nuôi thủy sản dựa vào mùa lũ thì nên lường trước tình huống lũ về muộn vài tuần đến một tháng với năm bình thường, hoặc chậm 2 tháng nếu mùa khô trước đó bị hạn…

Hoàng Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dự báo, miền Tây suy giảm nguồn thủy sản tự nhiên trong mùa khô 2022