Indonesia: Cảnh báo miệng núi lửa có thể đổ sụp, gây sóng thần lớn tiếp theo

Bích Thuần (t/h)|27/12/2018 10:28
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

– Ngày 26-12, chính quyền Indonesia tiếp tục đưa ra cảnh báo đối với người dân tránh xa các bờ biển gần nơi có núi lửa Anak Krakatau đang phun trào, vì có thể miệng núi lửa sẽ đổ sụp, gây ra sóng thần lớn tiếp theo.

>>> Đà Nẵng – Bài 2: Các bãi tập kết cát trái phép ở Ngũ Hành Sơn, càng cấm càng tăng mạnh!

>>> Chiều tối ngày 26/12, Bắc Bộ chuyển rét, Nam Bộ có mưa dông

Núi lửa Anak Kratatau phun ra đám mây tro bụi khổng lồ.

Trước đó, trận sóng thần khổng lồ đã tràn vào eo biển Sunda, giữa đảo Sumatra và Java (Indonesia) hôm 22-12 đã khiến ít nhất 430 người thiệt mạng, hơn 150 người mất tích và hơn 1.500 người bị thương. Hàng nghìn người đã mất nhà cửa phải sống trong các lều tạm trong tình trạng thiếu lương thực và thuốc men. Công tác tìm kiếm cứu hộ vẫn đang tiếp tục và nhà chức trách cũng như cộng đồng vẫn khẩn trương hỗ trợ người dân vùng bị nạn

Ngày 26-12, chính quyền Indonesia tiếp tục đưa ra cảnh báo đối với người dân tránh xa các bờ biển gần nơi có núi lửa Anak Krakatau đang phun trào, vì có thể miệng núi lửa sẽ đổ sụp, gây ra sóng thần lớn tiếp theo.

Cơ quan Khí tượng, Địa vật lý và Khí hậu Indonesia (BMKG) đã cảnh báo các hình thái thời tiết cực đoan đang diễn ra quanh núi lửa Anak Kratatau. Theo đó, núi lửa Anak Kratatau đang phun trào nên miệng núi lửa có thể đổ sụp bất cứ khi nào, hơn nữa những đám mây tro bụi phun ra từ Anak Kratatau đã che khuất gần như cả đảo có núi lửa này. Do vậy, nhà chức trách đã cảnh báo những cột sóng cao có thể ập vào bờ biển nơi đã bị sóng thần tàn phá đêm 22-12 vừa qua.

Bà Dwikorita Karnawati, Giám đốc cơ quan khí tượng, khí hậu và địa vật lý Indonesia (BMKG) giải thích, mưa lớn có thể làm sườn núi lửa sạt lở, rơi xuống biển và gây ra sóng thần. Bà cũng cho biết thêm, cơ quan này đã triển khai một hệ thống giám sát tập trung đặc biệt vào các rung chuyển của núi lửa tại Anak Krakatau để có thể đưa ra những cảnh báo sớm. Một khu vực đặc biệt  dài 2 km đã được thiết lập.

 “Chúng tôi đã phát triển hệ thống giám sát tập trung đặc biệt vào các rung chấn núi lửa ở Anak Kratatau để có thể đưa ra những cảnh báo sớm nhất”, bà Dwikorita Karnawati, Giám đốc BMKG cho biết.

Ngoài việc đưa ra cảnh báo người dân tránh xa ít nhất 500m ở các khu vực bờ biển đã bị sóng thần tàn phá, nhà chức trách Indonesia đã thiết lập một vùng cấm kéo dài khoảng 2km, không cho người dân hoạt động ở đây. Đồng thời, bà Karnawati cũng khuyến cáo mọi người rằng cần nêu cao cảnh giác đối với thảm họa sóng thần, nhưng tránh gây hoảng loạn đối với người khác.

Bích Thuần (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Indonesia: Cảnh báo miệng núi lửa có thể đổ sụp, gây sóng thần lớn tiếp theo